CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nguồn lực tài chính

  • Duyệt theo:
11 Huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới nâng cao ở huyện Thiệu Hoá tỉnh Thanh Hoá / Đỗ Thị Toán // .- 2021 .- Số 595 .- Tr. 10 - 12 .- 658

Bài viết trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện Thiệu Hoá tỉnh Thanh Hoá.

12 Huy động nguồn lực tài chính cho thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam / Lê Thị Mai Liên, Đoàn Hương Quỳnh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 749 .- Tr. 08-12 .- 332.024

Bài viết tập trung xem xét các cơ chế, chính sách tài chính của Việt Nam trong huy động các nguồn lực tài chính nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

13 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tự chủ tài chính tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh / Lê Xuân Đại, Hồ Mai Ly // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 569 .- Tr.60 - 62 .- 332

Để tăng cường tính tự chủ trong hoạt động, các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các trường cao đẳng công lập nói riêng cần phải năng động trong bối cảnh có nhiều biến động trên thị trường lao động để đạt được mục tiêu đặt ra và đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Kế thừa các nghiên cứu trước và sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, với 256 mẫu khảo sát, nghiên cứu này cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tự chủ tài chính (TCTC) của các trường Cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gồm: Nguồn lực tài chính, Tổ chức bộ máy, Sử dụng tài chính, Cơ sở vật chất.

14 Phát triển nguồn lực tài chính cho đào tạo nghề đối với lao động nông thôn tại tỉnh Phú Thọ / Phạm Thu Hạnh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 569 .- Tr.72 - 74 .- 332

Việc huy động thêm các nguồn lực tài chính trong xã hội để giảm sức ép lên ngân hàng nhà nước, cũng như công tác phân bố và sử dụng các nguồn tài chính cho đào tạo nghề đối với lao động nông thôn một cách có hiệu quả là một vấn đề rất bức thiết. Thời gian qua, tỉnh Phú Thọ cũng đã triển khai đẩy mạnh xã hội hoá, nhằm thu hút đầu tư tư doanh nghiệp vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa thấy mặn mà và chỉ một số ít đầu tư vào việc này. Thực tế có những trường hợp những trường nghề và doanh nghiệp dù cách địa lý khá gần nhau nhưng sự kết nối gần như không có. Do vậy, việc phát triển các nguồn lực tài chính.

15 Trao đổi về mô hình lập dự toán ngân sách dựa tên kết quả hoạt động / Mai Thị Hoàng Minh, Lê Thị Cẩm Hồng, Nguyễn Phúc Sinh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 742 .- Tr.48 - 51 .- 332

Lập dự toán ngân sách nhà nước là khâu mở đầu của quy trình ngân sách nhằm xác định các mục tiêu, nhiệm vụ huy động nguồn lực cho thực hiện ngân sách và phân phối các nguồn lực đó. Khi đó, lập dự toán ngân sách nhà nước được định nghĩa như là việc lập kế hoạch của Nhà nước về quy mô nguồn nhân lực cần phải huy động trong xã hội để sử dụng cho các nhu cầu chi tiêu, nhằm thực thi các chức năng, nhiệm vụ của mình. Bài viết này trình bày về mô hình lập dự toán ngân sách dựa trên kết quả hoạt (PBB).

16 Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài sán công / Nguyễn Tân Thịnh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 743 .- Tr.13 - 16. .- 332

Tài sản công là cơ sở vật chất để các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao, đồng thời là nguồn lực tài chính có thể khai thác được để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, việc quản lý tài sản công có vai trò hết sức quan trọng, tuy nhiên để đánh giá thực chất công tác quản lý tài sản công, trức hết cần phải xây dựng các tiêu chí đánh giá. Bài viết đánh giá thực trạng công tác này trong thời gian qua, đồng thời, đề xuất hướng xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài sán công ở Việt Nam.

17 Huy động nguồn lực tài chính để đào tạo nghề cho lao động nông thôn Việt Nam / Trịnh Thị Thanh Loan // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 733 .- Tr.69 - 71 .- 332

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Chính phủ nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề, tạo việc làm ổn định, nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn. Việc huy động nguồn lực tài chính để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn là vấn đề cấp thiết đặt ra. Thông qua nguồn số liệu thứ cấp thu thập được từ Bộ Tài chính, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bài viết chỉ ra thực trạng về huy động nguồn lực tài chính phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn Việt Nam trong thời gian qua và đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời gian tới.

18 Huy động nguồn lực tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục nghề nghiệp / Trần Thị Vân Anh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 733 .- Tr.72 - 76 .- 332

Trong những năm gần đây, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã không ngừng đổi mới, cải tiến nội dung chương trình giảng dạy; tìm kiếm các cơ hội liên kết với các đối tác trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng và cung ứng nguồn nhân lực tốt cho xã hội. Tuy nhiên, nguồn lực tài chính vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Để khắc phục tình trạng này cần phải hoàn thiện cơ chế để huy động nguồn tài chính, đặc biệt là nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước.

19 Huy động nguồn lực tài chính cho phát triển nông nghiệp: kinh nghiệm quốc tế và bài học với Việt Nam / Nguyễn Thị Lên // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 708 .- Tr.161 - 164 .- 332

Nông nghiệp không chỉ đảm bảo an ninh lương thực cho mỗi quốc gia mà còn trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, mang lại nguồn thu cho ngân sách và dự trữ quốc gia thông qua hoạt động xuất khẩu nông sản. Kinh nghiệm từ các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển cho thấy, các nước này đều có xuất phát điểm phát triển kinh tế - xã hội dựa vào nông nghiệp, sau đó từng bước hướng nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hoá. Trong quá trình đó, các quốc gia này đã thực hiện tốt chính sách huy động và sử dụng nguồn lực tài chính để phát triển nông nghiệp một cách bền vững, có giá trị kinh tế cao.

20 Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam / Hoàng Hùng Mạnh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 729 .- Tr. 189 - 190 .- 658

Bài viết trao đổi về thực trạng nguồn lực tài chính cho giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam hiện nay và đề xuất những giải pháp nhằm huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính cho hoạt động này.