CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quyền sở hữu trí tuệ

  • Duyệt theo:
1 Xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ / Vũ Thị Hải Yến // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 31- 49 .- 340

Do tính “trừu tượng” của quyền sở hữu trí tuệ nên việc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để đưa ra mức bồi thường đúng đắn và phù hợp luôn là vấn đề khó khăn, phức tạp trong thực tiễn xét xử các vụ án về sở hữu trí tuệ. Qua việc phân tích quy định của pháp luật và dẫn chứng thực tiễn áp dụng quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong một số vụ án được xét xử tại Việt Nam, đồng thời tham chiếu pháp luật và kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới, bài viết đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các cách xác định thiệt hại thực tế, thiệt hại theo luật định và thiệt hại mang tính trừng phạt do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

2 Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số và những vướng mắc trong xác định thẩm quyền của toà án Việt Nam / Nguyễn Thu Thủy // .- 2023 .- Số 12 .- Tr. 43-55 .- 340

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đã có tác động đáng kể đến xã hội và nền kinh tế ở mọi cấp độ. Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật cũng khiến các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên phức tạp và không còn bị giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia, điển hình là các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số. Để ngăn chặn và xử lí các hành vi này, các chủ thể quyền có thể khởi kiện tại toà án quốc gia. Tuy nhiên, các chủ thể này gặp không ít khó khăn trong việc áp dụng biện pháp này tại Việt Nam. Những khó khăn đó một phần là do những bất cập trong các quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền của toà án trong giải quyết các vụ việc liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số. Bài viết chỉ ra những điểm còn tồn tại trong quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của toà án Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả của việc áp dụng thủ tục tố tụng dân sự quốc tế nhằm thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số.

3 Xác định di sản thừa kế là quyền sở hữu trí tuệ / Trần Thị Huệ // .- 2023 .- Số 9 .- Tr. 43- 54 .- 340

Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ cũng như quá trình tăng trưởng kinh tế - xã hội đã làm gia tăng các của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho loài người, làm xuất hiện thêm nhiều loại tài sản mới, trong đó có tài sản trí tuệ - là tài sản kết tinh từ quá trình sáng tạo trí tuệ của con người. Quyền sở hữu trí tuệ cũng như lợi ích phát sinh từ quyền này thường không dễ xác định như đối với những tài sản hữu hình thông thường của cá nhân. Do đó, khi chủ sở hữu tài sản trí tuệ qua đời, việc xác định di sản thừa kế là quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề phức tạp. Bài viết phân tích và làm rõ một số vấn đề pháp lí và thực tiễn liên quan đến xác định di sản thừa kể là quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam.

4 Trách nhiệm pháp lý liên quan đến trí tuệ nhân tạo trong việc xử lý dữ liệu cả nhân – pháp luật liên minh Châu âu và gợi mở cho Việt Nam / Trần Kiên, Hồ Minh Thành // .- 2023 .- Số 08(168) - Tháng 08 .- Tr. 38- 48 .- 340

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence) đang đặt ra một thách thức đáng kể đối cơ chế pháp lý dân sự và sở hữu trí tuệ hiện hành trên toàn cầu. Với việc áp dụng các công nghệ liên quan đến trí tuệ nhân tạo, các nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Liên minh châu Âu (European Union, EU) đã đi đầu trong việc đưa ra một quy định thống nhất chung về bảo vệ dữ liệu là Quy định chung về Dữ liệu cá nhân (General Data Protection Regulation, GDPR). Quy định đã được ban hành nhằm gia tăng nghĩa vụ và trách nhiệm đối với các tổ chức và doanh nghiệp trong cách họ thu thập, sử dụng và bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh các công nghệ mới nổi như công nghệ trí tuệ nhân tạo. Chính vì vậy, để góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong bối cảnh hiện nay, bài viết sẽ tập trung vào việc phân tích những thách thức được đặt ra từ công nghệ trí tuệ nhân tạo đối với việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Bên cạnh đó, bài viết cũng phân tích các quy định pháp luật của EU đối với trách nhiệm pháp lý của các bên trong xử lý dữ liệu cá nhân, từ đó đưa ra những kiến nghị phù hợp cho pháp luật Việt Nam.

5 Quyền tác giả đối với tác phẩm được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo / Đặng Thái Bình, Nguyễn Trọng Luận // .- 2023 .- Số 08(168) - Tháng 08 .- Tr. 61- 71 .- 340

Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của toàn cầu hóa và khoa học công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong mọi mặt của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực quyền tác giả, các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI) xuất hiện ngày càng nhiều. Điều này đã đặt ra nhiều vấn pháp lý như khả năng bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm này, xác định tư cách pháp lý của AI và chủ thể quyền tác giả đối với các tác phẩm được tạo ra tù AI. Bài viết tập trung phân tích những vấn đề pháp lý liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm được tạo ra từ AI trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm từ một số quốc gia phát triển và đưa ra những đề xuất cho Việt Nam về vấn đề này.

6 Tranh chấp đầu tư quốc tế liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ - một số lưu ý đối với Việt Nam / Nguyễn Thị Anh Thơ, Nguyễn Minh Huyền // Khoa học pháp lý .- 2023 .- Số 07(167) - Tháng 07 .- Tr. 27- 41 .- 340

Hiệp định đầu tư quốc tế (HĐĐTQT) cho phép nhà đầu tư nước ngoài khiếu kiện chính phủ nước tiếp nhận đầu tư ra hội đồng trọng tài quốc tế. Cho đến nay, khá nhiều tranh chấp giữa nhà đầu tư và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư đã được khởi xướng, bởi định nghĩa về khoản đầu tư được trải rộng trên nhiều lĩnh vực, và quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong số đó. Bài viết sẽ phân tích một số vụ tranh chấp đầu tư quốc tế có đối tượng tranh chấp là quyền SHTT, sau đó đánh giá ảnh hưởng của chúng tới sự cân nhắc của các quốc gia trong việc ban hành, áp dụng những chính sách vì mục đích cộng đồng. Đồng thời, bài viết cũng xem xét một số định nghĩa về khoản đầu tư hợp pháp được bảo vệ trong các HĐĐTQT, và so sánh với quy định về đầu tư quốc tế của Việt Nam hiện tại để đánh giá sự phù hợp.

7 Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử / Khổng Quốc Minh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2023 .- Số 6 .- Tr. 20-23 .- 346.597048

Trong bối cảnh phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đã thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày, tạo nên số lượng người dùng đông đảo và khó kiểm soát. Điều này đã tạo ra nhiều kẽ hở cho việc mua bán hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Bài viết đưa ra nhận diện tranh chấp quyền SHTT trong TMĐT và một số kiến nghị, giải pháp liên quan đến xác lập, bảo vệ quyền SHTT trong TMĐT hiện nay.

8 Quyền Sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính theo pháp luật quốc tế và Việt Nam / Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Sơn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 632 .- Tr. 77 - 79 .- 340

Pháp luật Việt Nam chỉ có quy định bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính, và Khoản 2, Điều bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế, nhưng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về việc liệu chương trình máy 9 của Luật Sở hữu trí tuệ cũng xác định chương trình máy tính là đối tượng không đủ điều kiện để được tiếp cận bảo hộ sáng chế phần mềm máy tính trong các hệ thống pháp luật khác nhau, đồng thời chỉ ra tính có nên được cấp bằng sáng chế hay không. Thông qua nghiên cứu so sánh, bài viết sẽ đánh giá các cách những ưu nhược điểm của hai cơ chế bảo hộ này nhằm làm rõ sự cần thiết phải bảo hộ chương trình máy tính với tư cách là một đối tượng độc lập của quyền sở hữu trí tuệ.

9 Quy định của pháp luật về giám định tư pháp trong việc giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ / Trần Văn Hoàng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 05(477) .- Tr. 44 – 49 .- 340

Việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về giám định tư pháp trong giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là yêu cầu bức thiết hiện nay. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích một số quy định của pháp luật về giám định tư pháp trong giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ mà thực tiễn áp dụng đang gặp phải những tồn tại, vướng mắc và đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện.

10 Bảo hộ bí mật kinh doanh bằng thỏa thuận bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam và các nước / Hồ Thị Bích Hằng // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 12(160) .- Tr. 32-45 .- 346.066

Bài viết này phân tích tầm quan trọng của bí mật kinh doanh cũng như hiệu lực của thỏa thuận bảo mật thông tin theo quy định cũng như thực tiễn giải quyết các vụ việc liên quan đến thỏa thuận bảo mật thông tin của pháp luật Việt Nam và các nước.