CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quyền sở hữu trí tuệ

  • Duyệt theo:
11 Quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường thương mại điện tử: Thực trạng và một số đề xuất / Nguyễn Thu Phương, Nguyễn Thị Linh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 765 .- Tr. 18-21 .- 340

Cùng với sự phát triển không ngừng của kỷ nguyên công nghệ số, hoạt động kinh doanh thương mại dần mở rộng phạm vi, quy mô, vượt ra khỏi thị trường kinh doanh truyền thống và diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ tại thị trường thương mại điện tử (TMĐT). Do TMĐT là một môi trường “mở” nên tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro về việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Điều này đặt ra những thách thức đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền SHTT của Việt Nam bắt kịp với xu thế phát triển chung. Bài viết chỉ ra thực trạng áp dụng pháp luật về sở hữu trí tuệ trong môi trường thương mại điện tử, từ đó đề xuất 3 nhóm giải pháp.

12 Pháp luật Tài chính góp phần thúc đẩy phát triển tài sản trí tuệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ / Đào Vũ // .- 2022 .- Số 788 .- Tr. 67-69 .- 346.04

Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính đối với sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, khuyến khích phổ biến và chuyển giao công nghệ, tăng cường các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, kịp thời thế chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về sở hữu trí tuệ và hoàn thiện khung khổ pháp luật của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

13 Quyền sở hữu trí tuệ trong phát triển thương hiệu quốc gia tại Hàn Quốc từ đầu thế kỷ XXI đến nay / Hoàng Minh Lợi // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 10(260) .- Tr. 61-60 .- 340

Bài viết đề cập quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi liên quan tới những lĩnh vực nổi trội của phát triển thương hiệu quốc gia, đó là các lĩnh vực khoa học - công nghệ và văn hóa quốc gia. Trên cơ sở đó, quyền sở hữu trí tuệ được mở rộng hơn khi liên quan trực tiếp tới công nghiệp văn hóa và quyền lực mềm của Hàn Quốc từ đầu thế kỷ XXI đến nay.

14 Bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ : thực trạng, kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất / Nguyễn Phương Chi, Trần Thị Thu Hà, Lê Xuân Lộc // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 9 .- Tr. 23-27 .- 340

Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam; Kinh nghiệm của một số quốc gia về về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Một số đề xuất cho Việt Nam.

15 Quyền sử dụng tự do quyền tác giả trong môi trường giáo dục số / Đặng Nguyễn Phương Uyên, Lê Hoàng Việt Tuấn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 09 (457) .- Tr. 32 - 38 .- 340

Bảo hộ quyền tác giả nói riêng và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung nhằm khuyến khích sự sáng tạo, đầu tư của tác giả, đồng thời thúc đẩy phát triển nền kinh tế, văn hóa của đất nước. Để tạo nền tảng cho việc hội nhập sâu rộng và bảo vệ cân bằng lợi ích giữa chủ thể quyền tác giả với cộng đồng , không những cần có những chính sách, cơ chế bảo vệ phù hợp mà còn có ý thức tôn trọng thành quả của tác giả, chủ sở hữu khi sử dụng, khai thác tác phẩm.

16 Lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ và tác động hạn chế cạnh tranh / Bùi Thị Hằng Nga // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 2(141) .- Tr. 73 - 85 .- 340

Nguy cơ gây hạn chế cạnh tranh khi thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên thực tế là có thật bởi chính những đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, hành vi của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chỉ bị xem là vi phạm pháp luật cạnh tranh khi đó là kết quả của việc lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ, nghĩa là chủ sở hữu đã cố gắng mở rộng tính độc quyền của quyền sở hữu trí tuệ vượt quá giới hạn cho phép của pháp luật và gây hạn chế cạnh tranh. Bài viết đề cập các tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ.

17 Pháp luật cạnh tranh và thực thi quyền sở hữu trí tuệ : một số vấn đề cần quan tâm / Bùi Thị Hằng Nga // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 3(756) .- Tr. 19-22 .- 340

Trình bày các đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ có thể khiến cho việc thực thi quyền của chủ sở hữu trên thực tế ảnh hưởng trực tiếp đến cạnh tranh, đặc biệt trong trường hợp chủ thể lạm dụng quyền của mình để chèn ép hoặc loại bỏ đối thủ. Đó là lý do quan trọng để các nhà nghiên cứu khẳng định, hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ cần được điều chỉnh bởi cả pháp luật cạnh tranh và pháp luật về sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ phải được xem là một quyền tài sản và đương nhiên chủ sở hữu của quyền sở hữu trí tuệ phải có đầy đủ 3 quyền lực cao nhất đối với tài sản của mình, đó là: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Tuy nhiên, khác với tài sản hữu hình, tài sản sở hữu trí tuệ có các đặc trưng riêng biệt trong đó có quyền độc quyền và khó thay thế.

18 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia đang phát triển ở Châu Á / // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 290 .- Tr. 55-64 .- 340

Nghiên cứu ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế, tự do kinh tế, độ mở nền kinh tế, giáo dục và sự gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đến mức độ bảo hộ quyền Sớ hữu trí tuệ (SHTT) tại 29 quốc gia đang phát triển tại châu Á trong giai đoạn 2006-2016. Nghiên cứu này ứng dụng mô hình của Chen & Puttitanun (2005) cùng bộ chỉ số GP (Park & Ginarte, 1997) và các nguồn dữ liệu nghiên cứu thứ cấp. Sử dụng mô hình dữ liệu bảng thông qua ước lượng GLS để hiệu chỉnh mô hình, các tác giả đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế, tự do kinh tế và sự gia nhập WTO có tác động tích cực tới mức độ bào hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, giáo dục và độ mở của nền kinh tế được chứng minh là hạn chế mức độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nghiên cứu này cung cấp một cơ sở lý thuyết để chính phủ quốc gia và nhà hoạch định chinh sách tại các quốc gia đang phát triển tại châu Á đưa ra chiến lược phù hợp nhằm tối ưu hóa quyền sở hữu trí tuệ.

19 Quản trị tài sản trí tuệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa / Nguyễn Ngọc Phương Hồng, Lưu Minh Sang // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 7(748) .- Tr. 9-12 .- 650

Trình bày công cuộc chuyển đổi số trong thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) được triển khai cùng với các chương trình tuyên truyền, phổ biến về tài sản trí tuệ. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là một tài sản vô hình có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Vấn đề quản trị tài sản trí tuệ trở thành một trong những khía cạnh có ý nghĩa quyết định đến sự tăng trưởng của các SME.

20 Vốn trí tuệ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dược phẩm tại Việt Nam / // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 290 .- Tr. 55-64 .- 658

Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế, tự do kinh tế, độ mở nền kinh tế, giáo dục và sự gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đến mức độ bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT) tại 29 quốc gia đang phát triển tại châu Á trong giai đoạn 2006-2016. Nghiên cứu này ứng dụng mô hình của Chen & Puttitanun (2005) cùng bộ chỉ số GP (Park & Ginarte, 1997) và các nguồn dữ liệu nghiên cứu thứ cấp. Sử dụng mô hình dữ liệu bảng thông qua ước lượng GLS để hiệu chỉnh mô hình, các tác giả đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế, tự do kinh tế và sự gia nhập WTO có tác động tích cực tới mức độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, giáo dục và độ mở của nền kinh tế được chứng minh là hạn chế mức độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nghiên cứu này cung cấp một cơ sở lý thuyết để chính phủ quốc gia và nhà hoạch định chính sách tại các quốc gia đang phát triển tại châu Á đưa ra chiến lược phù hợp nhằm tối ưu hóa quyền sở hữu trí tuệ.