CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Doanh nghiệp

  • Duyệt theo:
21 Doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu : thách thức và cơ hội / Nguyễn Thị Quỳnh Hương // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 70 - 72 .- 658

Bài viết đưa ra lý thuyết cơ bản về chuỗi giá trị toàn cầu cũng như thực trạng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó nhận biết được những cơ hội và thách thức và sau cùng đưa ra các khuyến nghị thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu.

22 Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tới hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam / Vũ Trọng Lâm, Phan Thị Thu Hiện // .- 2024 .- Số 1 (548) - Tháng 1 .- Tr. 71 - 82 .- 332

Bài viết này của ông tập trung tìm hiểu tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, thông qua các yếu tố như khả năng tiếp cận vốn, hiệu quả tài chính, danh tiếng doanh nghiệp, sự hài lòng của nhân viên, lòng trung thành của khách hàng, sự hỗ trợ của chính phủ.Ngoài ra, nghiên cứu còn xem xét vai trò điều tiết của quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu. Từ đó đưa ra khuyến nghị để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thực hiện CSR một cách hiệu quả và nâng cao hiệu quả tài chính bền vững cho doanh nghiệp.

23 Trách nhiệm bảo vệ quyền con người của doanh nghiệp theo các hiệp định đầu tư song phương và những vấn đề pháp lí đặt ra cho Việt Nam / Nguyễn Thị Anh Thơ // .- 2024 .- Số 2 .- Tr. 99- 115 .- 340

Các hiệp định đầu tư song phương (BITs) thế hệ đầu tiên không bao gồm các điều khoản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR). Sau đó, điều khoản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã dần xuất hiện trong một số hiệp định đầu tư song phương nhưng không trực tiếp quy định nhà đầu tư phải có trách nhiệm bảo đảm quyền con người. Gần đây, hiệp định đầu tư song phương được sửa đổi theo hướng rà soát lại một số điều khoản cân bằng hơn về nghĩa vụ của nhà đầu tư. Theo đó, các hiệp định đầu tư song phương có xu hướng kết hợp các điều khoản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các phần hoặc chương về “nghĩa vụ của nhà đầu tư” hoặc nhà đầu tư có trách nhiệm bảo vệ quyền con người được thiết lập bởi pháp luật quốc gia nước tiếp nhận đầu tư. Từ những kinh nghiệm phát triển và thiết kế điều khoản trách nhiệm bảo vệ quyền con người của doanh nghiệp trong các hiệp định đầu tư song phương của một số quốc gia, bài viết đưa ra một số đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

24 Tạo động lực thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho các doanh nghiệp bất động sản / Trần Thị Xuân Anh, Nguyễn Văn Tâm // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 19-22 .- 658

Thị trường bất động sản thời gian qua gặp nhiều khó khăn, cần những nguồn lực mới để phục hồi. Bên cạnh các gói hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp bất động sản, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này là một giải pháp cần được thúc đẩy mạnh mẽ. Các động lực cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản cũng như các doanh nghiệp bất động sản thời gian tới là: Ổn định kinh tế vĩ mô; hoàn thiện hệ thống pháp lý và cải cách thủ tục hành chính; chính sách thu hút và xúc tiến đầu tư; môi trường kinh doanh và chính sách hỗ trợ thị trường và doanh nghiệp bất động sản...

25 Phát triển quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp – Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam / Trần Thị Xuân Anh, Nguyễn Thành Hưng, Trần Lê Hoàng An // .- 2024 .- Số 05 - Tháng 3 .- Tr. 48-57 .- 657

Hệ thống hưu trí là một bộ phận quan trọng của hệ thống an sinh xã hội với hai hệ thống hưu trí bắt buộc và hệ thống hưu trí tự nguyện. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp ở các nước trên thế giới rất quan trọng nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Bài viết này phân tích mô hình hệ thống hưu trí trên thế giới và vị trí của hệ thống hưu trí tự nguyện, quỹ hưu trí tự nguyện trong mô hình hưu trí cùng với vai trò, đặc điểm và thực trạng phát triển của hệ thống quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp ở một số nước, đặc khu trên thế giới. Từ đó, nhóm tác giả nêu bài học kinh nghiệm nhằm phát triển hệ thống quỹ hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp Việt Nam.

26 Bàn về vai trò của trách nhiệm lãnh đạo, năng lực kế toán và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh / Lê Thị Xuân Oanh // .- 2024 .- Số (244+245) - Tháng (1+2) .- Tr. 132-136 .- 657

Dựa trên lý thuyết lãnh đạo, lý thuyết hợp pháp và lý thuyết dự phòng, nghiên cứu này đã trình bày các khái niệm và xây dựng mô hình về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các DN tại TP. Hồ Chí Minh, bao gồm: trách nhiệm lãnh đạo (TNLĐ), năng lực kế toán và TNXH DN. Kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết bởi một nghiên cứu khác trong tương lai, có thể sẽ đem lại những hàm ý quản trị hữu ích trong việc nâng cao chất lượng BCTC cho các DN tại TP. Hồ Chí Minh.

27 Nhu cầu của doanh nghiệp với đào tạo kế toán trong điều kiện kinh tế số hiện nay / Bùi Quang Hùng, Mai Thị Hoàng Minh // .- 2024 .- Số (244+245) - Tháng (1+2) .- Tr. 60-66 .- 657

Trong bối cảnh kinh tế số hiện nay, doanh nghiệp (DN) có những nhu cầu đặc biệt đối với đào tạo kế toán (ĐTKT) để đảm bảo rằng, nhân viên kế toán của họ có đủ kỹ năng và hiểu biết để đối mặt với thách thức và cơ hội trong môi trường kinh doanh số. DN đòi hỏi người làm kế toán phải có kiến thức sâu rộng về công nghệ, bao gồm: sự hiểu biết vững về phần mềm kế toán, các công nghệ blockchain, trí tuệ nhân tạo và big data, có kỹ năng thực hành cao. Đồng thời, DN cũng luôn muốn nhân viên có khả năng áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế, từ việc xử lý dữ liệu đến tạo ra báo cáo chi tiết.

28 Khoa học công nghệ - động lực phát triển và tạo giá trị mới cho doanh nghiệp Việt Nam / Đặng Thanh Tùng // .- 2024 .- Số (244+245) - Tháng (1+2) .- Tr. 47-52 .- 658

Các DN cần thay đổi cách thức vận hành, thay đôi mô hình tổ chức quản lý và mô hình kinh doanh. Có như vậy, DN mới trụ vững, phát triển và đem lại những hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao hơn, tạo ra những giá trị mới hơn cho DN và cho xã hội.

29 Vai trò, tầm quan trọng của ESG trong phát triển bền vững tại ngân hàng thương mại Việt Nam / Phạm Ngô An Phú, Phạm Bảo Phương // .- 2024 .- Số 04 - Tháng 02 .- Tr. 31-36 .- 332.12

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp đang dần chú trọng hơn đến sự phát triển bền vững như một hướng đi quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Đây không chỉ là một xu hướng mà còn là giá trị cốt lõi, giữ vị thế then chốt trong việc xác định tầm nhìn và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Để thúc đẩy quá trình phát triển bền vững một cách toàn diện, hiệu quả và nhanh chóng trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số trong kinh tế, xã hội, quản trị, môi trường là điều tất yếu. ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị) không chỉ là xu hướng mà còn chính là kim chỉ nam trong công cuộc số hóa, qua đó kết hợp và hoàn thiện các mục tiêu mà Nhà nước đề ra. Việc thực hiện các nguyên tắc của ESG không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ cộng đồng và thị trường, mà còn tạo ra cơ hội mới và giúp tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, góp phần quan trọng vào việc hình thành một môi trường kinh doanh tích cực và bền vững tại Việt Nam. Bài viết trình bày khái niệm cơ bản về ESG, vai trò của ESG trong phát triển bền vững. Phần tiếp theo bài viết sẽ đưa ra thực trạng áp dụng ESG trong phát triển bền vững tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Cuối cùng bài viết sẽ đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường vai trò của ESG trong ngành Ngân hàng, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam.

30 Một số vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp khi thực hiện các FTA thế hệ mới / Mai Lan Hương // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 7-9 .- 658

Hơn 35 năm Đổi mới và phát triển, Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu. Đến nay, Việt Nam đã tham gia và ký kết 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó nổi bật là các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA và UKVFTA. Việc thực thi các FTA thế hệ mới này trong thời gian qua đã giúp Việt Nam và các doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng, tăng trưởng và phát triển sau đại dịch Covid -19. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có những thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp khi thực thi các FTA thế hệ mới này.