CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kỹ thuật xây dựng--Cầu

  • Duyệt theo:
91 Phân tích thích nghi động học dàn cầu thép chịu tải trọng lặp / KS. Phước Văn Trung, PGS. TS. Lê Văn Cảnh // Xây dựng .- 2017 .- Số 02 .- Tr. 51-53 .- 624

Phương pháp phân tích thích nghi động học giảm được mở rộng cho bài toán tính toán tới giới hạn của dàn thép dưới tác dụng của tải trọng lặp và thay đổi. Phương pháp phần tử hữu hạn được dùng để xấp xỉ trường chuyển vị, và bài toán rời rạc thu được sẽ được đưa về bài toán tối ưu tuyến tính. Giải bài toán tối ưu thu được ta sẽ xác định hệ số tải trọng giới hạn và các mode phá hoại tương ứng của các bài toán dàn thép 2 và 3 chiều.

92 Các giải pháp hạn chế vết nứt do hiệu ứng thủy hóa của xi măng trong dầm hộp cầu bê tông đúc phân đoạn / KS. Nguyễn Văn Tiệp, TS. Nguyễn Duy Tiến, TS. Đỗ Anh Tú // Giao thông Vận tải .- 2017 .- Số 1+2/2017 .- Tr. 104-108 .- 624

Phân tích hiệu quả của một số giải pháp nhằm hạn chế vết nứt do nhiệt thủy hóa trong kết cấu nhịp cầu dầm hộp bê tông tông đúc phân đoạn như giải pháp giảm hàm lượng xi măng và giảm nhiệt độ ban đầu của hỗn hợp bê tông.

93 Ứng dụng dầm U dự ứng lực căng trước trong xây dựng công trình cầu, một giải pháp đạt hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao / ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa, GS. TS. Nguyễn Viết Trung, KS. Nguyễn Duy Tính // Giao thông Vận tải .- 2017 .- Số 1+2/2017 .- Tr. 112-117 .- 624

Tổng kết kết quả nghiên cứu so sánh hiệu quả kinh tế kỹ thuật của dầm U dự ứng lực có chiều dài 38m (dầm U38) so với Super-T có chiều dài tương đương và đề xuất một số kiến nghị ứng dụng cho các dự án công trình cầu sắp triển khai tại Việt Nam.

94 So sánh các phương pháp phân tích tính toán vùng chịu lực cục bộ xà mũ trụ hẹp thân đặc trong công trình cầu / KS. Hồ Vĩnh Hạ, PGS. TS. Nguyễn Ngọc Long, TS. Ngô Văn Minh // .- 2016 .- Số 12/2016 .- Tr. 69-71 .- 624

Làm rõ phạm vi áp dụng của giả thiết mặt cắt phẳng và giả thiết mô hình hệ thanh trong phân tích tính toán xà mũ trụ, đồng thời so sánh việc tính toán theo phương pháp cổ điển và theo phương pháp phần tử hữu hạn.

95 Nghiên cứu bản chất hiện tượng lún đường đầu cầu trong quá trình khai thác toàn tỉnh Đồng Tháp / Đỗ Thị Mỹ Chinh, TS. Trần Nguyễn Hoàng Hùng // Xây dựng .- 2016 .- Số 08/2016 .- Tr. 24-29 .- 624

Nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu về bản chất của hiện tượng lún và dự báo khối lượng bù lún đường đầu cầu trong quá trình khai thác trên toàn tỉnh. 16 cầu thuộc 4 phía khác nhau được thu thập hồ sơ lưu trữ, khảo sát hiện trạng, đo đạc cao độ, và thu thập số liệu do địa phương cung cấp để phân tích lún bằng phương pháp giải tích.

96 Theo dõi lực căng trong kết cấu dây cáp sử dụng cảm biến thông minh dao động và trở kháng / TS. Hồ Đức Duy // Xây dựng .- 2016 .- Số 08/2016 .- Tr. 30-34 .- 624

Giới thiệu việc ứng dụng các cảm biến thông minh dao động và trở kháng để theo dõi lực căng trong kết cấu dây cáp. Trước tiên, các phương pháp theo dõi và chẩn đoán hư hỏng cho hệ thống dây cáp và vùng neo cáp sử dụng các đáp ứng dao động và trở kháng được trình bày. Tiếp theo, phần cứng và phần mềm cho các cảm biến thông minh dao động và trở kháng được thiết kế. Cuối cùng, tính khả thi của kỹ thuật theo dõi lực căng cáp đã kiến nghị được kiểm chứng bằng thực nghiệm trên một mô hình dây cáp và vùng neo cáp.

97 Ảnh hưởng của thân trụ và bệ cọc đến phân bố nội lực cọc trong móng cọc khoan nhổi của trụ cầu / TS. Lê Bá Khánh, KS, Trần Như Trọng // Xây dựng .- 2016 .- Số 08/2016 .- Tr. 46-52 .- 624

Khảo sát ảnh hưởng chiều dày bệ cọc đến phân bố nội lực đầu cọc trong móng cọc. Kết cấu trụ cầu được mô hình hóa bằng phần tử khối 3D. Bài báo áp dụng phương pháp phần tử hữu hạn để phân tích trạng thái ứng suất biến dạng của trụ cầu.

98 Nghiên cứu biện pháp chống rơi cầu qua khảo sát hậu quả trận động đất Kumamoto ở Nhật Bản / PGS. TS. Nguyễn Thị Tuyết Trinh // Giao thông Vận tải .- 2016 .- Số 10/2016 .- Tr. 67-70 .- 624

Thiết bị chống rơi cầu là một thiết bị rất đơn giản, chi phí thấp nhưng nó đã cứu được rất nhiều công trình cầu ở tỉnh Kumamoto không bị sập đổ. Nếu áp dụng triệt để thiết bị chống rơi cầu trong thiết kế công trình cầu ở Việt Nam, sẽ phòng tránh được rủi ro sập đổ cầu có thể xảy ra không chỉ trong động đất mà cả trong quá trình thi công hay khai thác công trình.

99 Sử dụng xi măng nano kết hợp với cốt sợi phân tán để nâng cao tính dẻo trong sữa chữa khe co giãn cầu có xe tải lớn / ThS. Vũ Bá Thành, TS. Bùi Tiến Thành, ThS. Nguyễn Xuân Lam, PGS. TS. Nguyễn Ngọc Long, TS. Lê Bá Anh // Giao thông Vận tải .- 2016 .- Số 9/2016 .- Tr. 54-56 .- 624

Đề cập đến việc thêm cốt sợi phân tán vào trong xi măng nano để tăng tính dẻo nhờ khả năng hút năng lượng của cốt sợi thép và giúp cho kết cấu bê tông có ứng xử tốt hơn với các vết nứt bằng cơ chế khâu các vết nứt và truyền ứng suất qua vết nứt, đồng thời sẽ tiến hành một số thí nghiệm với tỷ lệ cốt sợi khác nhau để kiểm tra đặc tính cơ lý trong từng trường hợp để tìm được hàm lượng cốt sợi hợp lý khi thêm vào xi măng nano.

100 Nghiên cứu và đề xuất giải pháp gia cố kết cấu mố trụ cầu ngập nước trên tuyến đường sắt ở Việt Nam / ThS. Nguyễn Mạnh Thắng // Giao thông Vận tải .- 2016 .- Số 6/2016 .- Tr. 103-105 .- 624

Giới thiệu phương pháp sữa chữa và tăng cường cho kết cấu mố trụ cầu ngập nước bằng ứng dụng vật liệu sợi cường độ cao FRP (Fiber – Reinforced – Polymer) trong bảo vệ kết cấu mố trụ cầu trên tuyến đường sắt ở Việt Nam.