CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chất thải--Rắn

  • Duyệt theo:
21 Đánh giá phát sinh chất thải rắn nguy hại trong canh tác lúa và đề xuất biện pháp xử lý / Nguyễn Thị Bé Phúc // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 39-41 .- 363

Đánh giá lượng phát thải vỏ chai bao bì thuốc bảo vệ thực vật, góp phần kiểm soát chất thải rắn nguy hại của các khu vực canh tác lúa tại địa phương.

22 Nghiên cứu ứng dụng n-butylamin tái chế chất thải rắn thuộc da chứa crôm / Nguyễn Như Thanh, Đào Tuấn Anh, Lê Thị Vân // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2020 .- Số 2(Tập 62) .- Tr.46-49 .- 570

Đưa ra quy trình công nghệ tái chế chất thải rắn thuộc da chứa crôm một giai đoạn và xác định được các giá trị về nhiệt độ, độ pH, khối lượng enzyme và n-butylamin để phân giải hoàn toàn chất thải rắn thuộc da chưa crôm.

23 Cải thiện hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng / Hoàng Mạnh Dũng, Nguyễn Thị Quế // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 237-243 .- 628

Hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Đạ Tẻh đã có nhiều cố gắng với sự tham gia của các cấp, ngành tại địa phương. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng với yêu cầu đặt ra. Nghiên cứu dựa vào Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đồng thời điều tra sự hài lòng của các bên liên quan về các yếu tố quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ. Với kết quả điều tra sự hài lòng của các bên liên quan nhằm xác định thứ tự ưu tiên cần cải thiện về lĩnh vực này tại huyện Đạ Tẻh. Sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng góp phần đề xuất các khuyến nghị nhằm cải thiện hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng phục vụ giai đoạn 2019-2023.

24 Công viên sử dụng vật liệu nhựa tái chế - Sáng kiến nhỏ, lợi ích lớn / Vũ Ngọc Khanh // Môi trường .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 46 – 47 .- 624

Trình bày về công nghệ xử lý chất thải rắn còn khó khăn và xây dựng công viên sử dụng vật liệu nhựa tái chế.

25 Đề xuất một số giải pháp quản lý hiệu quả chất thải rắn sinh hoạt / Trần Thị Ngọc Linh // Môi trường .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 21 – 23 .- 363

Trình bày tình trạng phát sinh gia tăng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH); Một số tồn tại, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về CTRSH và Đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả.

26 Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát chất thải nhựa trên biển / Minh Trí // .- 2019 .- Số 10(312) .- Tr. 53-54 .- 363

Trình bày một số kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát chất thải nhựa trên biển, đây là vấn đề mới đang được quốc tế rất quan tâm. Từ đó đưa ra một số kiến nghị về kiểm soát chất thải nhựa trên biển tại Việt Nam.

27 Thực trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hải Phòng / Đỗ Thị Hương // .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 27-30 .- 363

Trình bày thực trạng phát sinh và thu gom, xử lý chất thải rắn. Từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn về thu gom, xử lý chất thải rắn.

28 Nghiên cứu xác định thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt tại quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội / Nguyễn Thành Trung // .- 2018 .- Số 22 (300) .- Tr. 38 - 40 .- 621

Trình bày những phương pháp cơ bản để xác định thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

29 Nghiên cứu đánh giá khả năng khí hóa chất thải rắn sinh hoạt làm nhiên liệu thay thế / Lê Cao Chiến, Nguyễn Thị Tâm, Trần Quốc Huy,… // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2018 .- Số 6 (Tập 60) .- Tr. 37 – 43 .- 363.7

Đánh giá tìm năng ứng dụng công nghệ khí hóa phục vụ công tác xử lý CTR, giúp tạo ra năng lượng và các sản phẩm cần thiết góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

30 Tăng cường kiểm soát chất nhựa trên biển / ThS. Tống Thị Thu Hòa // Tài nguyên & Môi trường .- 2018 .- Số 11 (289) .- Tr.54 – 55 .- 363.7

Hiện nay, ô nhiễm rác thải nhựa đang đe dọa hệ sinh thái biển trên phạm vi toàn cầu. Đến năm 2050, khối lượng rác thải nhựa trên biển sẽ bằng 1/3 khối lượng cá trên khắp các đại dương nếu tốc độ gia tăng vẫn “chóng mặt” như hiện nay. Việt Nam được đánh giá là quốc gia đứng thứ 4 trong nhóm những quốc gia thải nhiều rác thải nhựa ra biển nhất.