CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chất thải--Rắn

  • Duyệt theo:
11 Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm môi trường đất và công tác quản lý chất thải rắn tại khu vực mỏ than Núi Beo, tỉnh Quang Ninh / Nguyễn Thị Hoài, Nghiêm Vân Khanh // .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 118-121 .- 363

Trình bày nội dung về kết quả thực hiện xây dựng chương trình quan trắc môi trường đất, khảo sát thực trạng quản lý chất thải rắn phát sinh tại mỏ than Núi Béo tỉnh Quảng Ninh mà nhóm nghiên cứu triển khai năm 2020. Nhằm làm cơ sở hỗ trợ cho cơ quan quản lý tại địa phương sớm có định hướng và giải pháp kịp thời để giảm thiểu ô nhiễm gớp phần thực hiện mục tiêu của Quảng Ninh đến năm 2030 chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu sang xanh”.

12 Kinh nghiệm quốc tế trong thực hiện xã hội hóa quản lý chất thải rắn sinh hoạt và gợi mở cho Việt Nam / Phùng Ngọc Bảo Anh, Nguyễn Song Tùng // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2021 .- Số 4(35) .- Tr. 40-48 .- 363

Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ cùng với sự gia tăng dân số kéo theo lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) gia tăng cả về khối lượng và chủng loại. Cùng với đó, áp lực chi phí cho các dịch vụ liên quan đến CTRSH cũng rất lớn và có xu hướng gia tăng nhanh. Ở nhiều quốc gia,đặc biệt ở các nước đang phát triển, chi phí cho các dịch vụ liên quan đến CTRSH phụ thuộc chủ yếu từ ngân sách công. Do đó, với sự gia tăng của lượng CTRSH trong thập kỷ gần đây đã tạo ra sức ép vô cùng lớn cho nguồn ngân sách công. Do vậy, để giảm gánh nặng áp lực của nguồn ngân sách công chi cho dịch vụ CTRSH, các nguồn lực ngoài xã hội đã được huy động từ nhiều khu vực tư nhân được hình thành với mục tiêu tham gia cải thiện chất lượng dịch vụ CTRSH.

13 Đánh giá rủi ro sức khỏe của ô nhiễm không khí từ khu liên hợp xử lý chất thải rắn tràng cát, Hải Phòng / Phạm Thị Thu Hà // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2021 .- Số 4(35) .- Tr. 49-55 .- 363

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn (CTR) Tràng Cát tiếp nhận rác thải sinh hoạt của 4 quận nội thành của thành phố Hải Phòng. Bài báo đánh giá rủi ro sức khoẻ của ô nhiễm không khí từ khu liên hợp xử lý CTR Tràng Cát bằng phương pháp tính chỉ số rủi ro sức khoẻ và điều tra xã hội học. Kết quả cho thấy,tại một số các điểm quan trắc, môi trường không khí xung quanh khu liên hợp xử lý bịô nhiễm khí H2S, NH3, cao nhất tại ranh giới bãi chôn lấp.Mùi hôi từ khu xử lý CTR đã phát tán và gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và cuộc sống của cộng đồng dân cư xung quanh. Chỉ số rủi ro HI của NH3 và H2S tại tất cả các điểm quan trắc đều lớn hơn 1, chứng tỏ có rủi ro sức khỏe đối với dân cư xung quanh và công nhân viên nhà máy khi tiếp xúc với NH3 và H2S.

14 Đề xuất lộ trình và phương thức giảm thiểu chất thải sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy tại Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Hà, Vũ Thị Thanh Nga, Hoàng Hồng Hạnh // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 21 (371) .- Tr. 22-24 .- 363

Phân tích đánh giá hiện trạng các chính sách, pháp luật và tình hình sản xuất, tiêu dùng và quản lý chất thải sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt và túi ni long khó phân hủy tại Việt Nam từ đó, đề xuất lô trình và phương thức thực hiện lộ trình giảm thiểu chất thải nhựa sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

15 Công nghệ tiếp nhận kín HHECO trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam / Phùng Văn Huy, Lê Xuân Quế // .- 2021 .- Số 6(747) .- Tr. 44-46 .- 363

Trình bày công nghệ tiếp nhận kín HHECO trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam. Trung bình mỗi năm Việt Nam cần xử lý lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) lên tới 20 triệu tấn. Song khoảng 90% lượng rác thải này chỉ được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, gây ra nhiều hệ lụy như: quỹ đất làm bãi xử lý rác cạn kiệt; nước rỉ rác, mùi hôi nồng nặc khá phổ biến và ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của cư dân ở những địa phương có bãi chôn lấp rác… khiến việc xử lý CTRSH thực sự trở thành vấn đề “nóng”. Công nghệ xử lý CTRSH mới xử lý triệt để hơn, tỷ lệ tái chế vượt trội, tối thiểu chôn lấp và hoàn toàn không gây ô nhiễm thứ cấp, tiếp nhận kín và xử lý kín thành các nguyên liệu để tái chế - thu hồi.

16 Nghiên cứu hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội / Lương Thanh Tâm, Trương Đức Cảnh, Phạm Thu Huyền // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 13 (363) .- Tr. 42-44 .- 363.7

Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực huyện Ứng Hòa và trên cơ sở đó đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện khu vực.

17 Kinh nghiệm của một số quốc gia về quy trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và xác định chi phí liên quan / ThS. Hàn Trần Việt, ThS. Nguyễn Thị Trang // Môi trường .- 2021 .- Số 6 .- Tr. 85-88 .- 628

Quy trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại một số quốc gia; Xác định chi phí của hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

18 Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh / / Nguyễn Vũ Hoàng Phương, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Trần Thanh Tú // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 7(357) .- Tr. 13-15 .- 363

Khảo sát, thu thập số liệu từ đó xây dựng bản đồ chuyên đề rác thải sinh hoạt tại quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh sử dụng công cụ hệ thống thông tin địa lý GIS. Các loại bản đồ này sẽ giúp ích cho nhà quản lý nhìn tổng quan về tình hình phát thải và quản lý rác thải tại quận, đề xuất biện pháp cụ thể và hiệu quả hơn khi có sự gia tăng dân số trong tương lai gần.

19 Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Bến Tre / Nguyễn Đình Đáp, Nguyễn Thị Bích Nguyệt // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 4(31) .- Tr. 46 – 52 .- 910

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, kèm theo lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ngày một gia tăng gây sức ép cho môi trường tỉnh Bến Tre.Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn còn nhiều hạn chế như thực hiện quy hoạch còn nhiều vướng mắc, nguồn lực đầu tư cho xử lý chats thải rắn chưa đáp ứng được nhu cầu, rác thải sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn, thiết bị thu gom và phương tiện vận chuyển rác không đảm bảo kỹ thuật gây mất vệ sinh, hầu hết các bãi chôn lấp rác đều quá tải, gây ô nhiễm...Trong nghiên cứu này, trên cơ sở phân tích hiện trạng phát sinh , phân loại, quy hoạch, công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Bến Tre, từ đó đề xuất các kiến nghị việc xây dựng cơ chế, chính sách và giải pháp thực hiện hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong thời gian tới.