CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế--Biển

  • Duyệt theo:
21 Chiến lược phát triển nền “kinh tế biển xanh” và bài toán tổ chức lại không gian kinh tế biển / GS. Nguyễn Chu Hồi // Kiến trúc Việt Nam .- 2020 .- Số 228 .- Tr. 13-17 .- 330

Nhận định và hướng giải cho bài toán tổ chức lại không gian kinh tế biển hiện nay. Đánh giá thực trạng của các đô thị biển hiện hữu và đề xuất chiến lược phát triển các “cực kinh tế biển: trong mối quan hệ với “chuỗi đô thị ven biển” và “chuỗi đô thị đảo”.

22 Phát triển các cực kinh tế biển: Nhà nước đóng vai trò dẫn đường / GS. Đặng Hùng Võ // Kiến trúc Việt Nam .- 2020 .- Số 228 .- Tr. 18-22 .- 330

Trình bày các khía cạnh về xác định các cực kinh tế biển, định dạng phát triển các cực kinh tế biển và phát triển bất động sản ven biển như thế nào để tạo động lực phát triển kinh tế biển.

23 Hệ sinh thái đô thị biển đa chiều với người Việt hiện đại / PGS. TS. KTS. Nguyễn Hồng Thục // Kiến trúc Việt Nam .- 2020 .- Số 228 .- Tr. 23-27 .- 363

Trình bày về biển với người Việt hiện đại, những thách thức đô thị hóa khi tiến biển, một lối ra – xây dựng hệ sinh thái đô thị biển đa chiều.

24 Tạo sự đột phá bằng phát triển các cực đô thị kinh tế biển / TS. KTS. Lê Xuân Trường // Kiến trúc Việt Nam .- 2020 .- Số 228 .- Tr. 28-31 .- 330

Việc kiến tạo các điểm nút tập trung thu hút được các dòng chảy kinh tế văn hóa xã hội, phát huy tiềm năng mở rộng thị trường trong và ngoài nước thông qua cực đô thị kinh tế mới là điểm khác biệt cốt lõi, là động lực mới, nâng cao sức cạnh tranh, chống lại sự tụt hậu, lạc hậu. Để tăng cường phát triển đô thị tất yếu cần có chiến lược mới.

25 Về mối quan hệ kinh tế liên vùng của vùng ven biển Việt Nam / // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 544 .- Tr. 4-7 .- 330

Bài viết trình bày tầm quan trọng của kinh tế ven biển Việt Nam bao gồm 28 trong 63 tỉnh thành phố và phân tích sáu lĩnh vực kinh tế ưu tiên theo Nghị quyết 36/TW năm 2018. Trên cơ sở đó đã sử dụng bảng Cân đối liên ngành đã phân tích các tác động lan tỏa và độ nhạy tới thu nhập và các vấn đề liên quan. Nhiều phát hiện mới cho thấy hiệu quả rất quan trọng của vùng kinh tế ven biển cần được khai thác thêm.

26 Liên kết vùng để phát triển kinh tế biển / Lê Thị Như Hằng // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 11 (337) .- Tr. 36 - 37 .- 330

Trình bày về vai trò và sự cần thiết của liên kết, liên kết các nhóm ngành ở các địa phương có biển và kết luận.

27 Giải pháp phát triển nền kinh tế biển xanh cho Việt Nam / Nguyễn Đình Giáp // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 5 (kỳ 2) .- Tr. 12-13 .- 363

Khái niệm kinh tế biển xanh; Tiềm năng phát triển nền kinh tế biển xanh của Việt Nam; Một số giải pháp phát triển nền kinh tế biển xanh.

28 Phát triển kinh tế biển và khát vọng vươn khơi / Nguyễn Hữu Dũng // Tài nguyên & Môi trường .- 2020 .- Số 5 (331) .- Tr. 16 - 18 .- 330

Thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế biển, Biển và đại dương chiếm khoảng 70% diện tích địa cầu, nhưng mới chỉ đóng góp khoảng 1,7% khối lượng thực phẩm của thế giới, trong đó, sản phẩm nuôi biển chỉ mới chiếm chưa đầy 0,5%. Nguồn lợi sinh vật của đại dương đang bị khai thác quá mức, mất khả năng tự tái tạo, ảnh hưởng xấu đến tính cân bằng của hệ sinh thái biển và đại dương. Vì thế, nhân loại cần “canh tác biển” và đại dương để tạo ra của cải vật chất cho nhân loại.

29 Một số vấn đề cơ bản của chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 / Tạ Đình Thi // .- 2019 .- Số 1+2 (303+304) .- Tr. 12- 14 .- 363.7

Bài viết giới thiệu một số vấn đề cơ bản của chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam và đề ra một số giải pháp cở bản để phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

30 Phát triển kinh tế biển xanh gắn với bảo vệ môi trường biển / Đoàn Quang Sinh, Hà Thanh Biên // Môi trường .- 2018 .- Tr. 10 - 12 .- Tr. 10 - 12 .- 621

Trình bày quá trình phát triển, những thuận lợi và thách thức chủ yếu của quá trình phát triển kinh tế biển xanh gắn với bảo vệ môi trường biển.