CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế--Biển

  • Duyệt theo:
11 Xu hướng phát triển kinh tế biển thế giới đến năm 2030 / Toán Dư // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 14 (364) .- Tr. 55-56 .- 330

Trình bày về cấu trúc ngành kinh tế liên tục thay đổi và đưa ra những dự báo cho ngành kinh tế biển thế giới đến năm 2030.

12 Xây dựng và phát triển kinh tế biển xanh cho Việt Nam / TS. Nguyễn Đình Đáp, ThS. Đoàn Thị Hồng Hạnh // Ngân hàng .- 2021 .- Số 13 .- Tr. 02-08 .- 330.597 4

Bài viết tập trung làm rõ nội hàm về khái niệm, nội dung, cách tiếp cận kinh tế biển xanh, đánh giá tiềm năng và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp xây dựng nền kinh tế biển xanh cho Việt Nam

13 Tạo dựng và giữ gìn môi trường chiến lược ổn định phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển / Nguyễn Mạnh Đông // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 8(358) .- Tr. 10-12 .- 658

Thuận lợi và thách thức của việc triển khai Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam; Chủ trương, định hướng và giải pháp trong việc tạo dựng và gìn giữ môi trường chiến lược ổn định, phục vụ phát triển kinh tế biển bền vững.

14 Phát triển bền vững kinh tế biển xanh : xu hướng quốc tế và triển khai tại Việt Nam / Caitlin Wiesen // Tài nguyên & Môi trường .- 2021 .- Số 8(358) .- Tr. 16-18 .- 658

Xu hướng quốc tế; Việt Nam – khởi đầu quan trọng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế biển; Phương pháp luận nghiên cứu về kinh tế biển xanh của Chương trình phát triển Liên hợp quốc và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; Kết quả sơ bộ và các khuyến nghị ban đầu.

15 Phát triển kinh tế biển bền vững ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra / Quách Thị Hà, Nguyễn Thị Thanh // .- 2021 .- Số 749 .- Tr. 23-25 .- 330

Hiện nay, kinh tế biển có đóng góp to lớn và trở thành động lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng quá mức tài nguyên biển đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới môi trường sinh thái biển. Để thực hiện khai thác hiệu quả, lâu dài kinh tế biển gắn với bảo tồn tài nguyên biển ở Việt Nam, thời gian tới, cần đề ra những giải pháp đồng bộ để phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

16 Vai trò của kinh tế biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam / Tô Đê Hạng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 573 .- Tr.82 - 84 .- 330

Kinh tế biển là lĩnh vực hoạt động và các quan hệ kinh tế diễn ra trên biển cùng với các hoạt động kinh tế khác có liên quan tới hoạt động khai thác biển. Việt Nam là một quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với khu vực và trên thế giới. Cùng với xu hướng gia tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền, sẽ bị cạn kiệt trong vài ba thập kỷ tới. Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, các lĩnh vực kinh tế liên qua đến biển sẽ ngày càng có vai trò quan trọng.

17 Vai trò của kinh tế biển và mối quan hệ với an ninh, quốc phòng của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay / Nguyễn Ngọc Khánh // .- 2020 .- Số 570 .- Tr. 99-101 .- 330

Vai trò của kinh tế biển Việt Nam; Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với bảo đảm ninh, quốc phòng của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay và đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm tăng cường vai trò của kinh tế biển

18 Kinh tế biển ở Việt Nam: Từ khát vọng đến hiện thực / Nguyễn Mạnh Dũng // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 14 - 24 .- 330

Bài viết làm rõ 4 vấn đề: quá trình văn bản hoá các khái niệm về phát triển kinh tế biển, khát vọng phát triển dựa vào khai thác tiềm năng biển trong quá khứ; sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế biển ưu tiên; những nội dung xung quanh đích đến của “quốc gia biển mạnh”.

19 Giải pháp phát triển kinh tế biển Việt Nam bền vững / Hoàng Vân Ngọc // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 709 .- Tr.20 - 22 .- 330

Biển, đặc biệt là vùng bờ biển và hải đảo của Việt Nam là một hệ thống gồm nhiều nguồn tài nguyên. Trên cùng một khu vực, có thể có nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, nhiều ngành cùng khai thác, sử dụng, do vậy có thể có những mâu thuẫn, xung đột và làm cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, suy thoái các hệ sinh thái biển. Để phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, cần hài hoà lợi ích các hoạt động ngành, đồng thời tài nguyên biển được khai thác hợp lý, hiệu quả, bảo vệ, bảo tồn môi trường, các hệ sinh thái biển.

20 Đánh giá hiệu quả kinh tế từ khai thác cá ngừ đại dương tại tỉnh Phú Yên / Lê Thị Xoan, Nguyễn Thị Anh, Trần Huy Khôi // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 708 .- Tr.124 – 126 .- 330

Phát triển, bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên từ biển trở thành xu thế tất yếu trên con đường phát triển kinh tế của các quốc gia có biển. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Trong những năm qua, kinh tế biển đã trở thành nguồn lực kinh tế quan trọng của đất nước nói chung và của tỉnh Phú Yên nói riêng. Khai thác nguồn lực từ biển để phát triển kinh tế - xã hội rất rộng lớn, bài viết phân tích làm rõ ý nghĩa, kết quả và hạn chế còn tồn tại trong phát triển kinh tế biển từ nghề câu cá ngừ đại dương tại tỉnh Phú Yên, từ đó đề xuất một số gợi ý khắc phục hạn chế còn tồn tại...