CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế--Thị trường

  • Duyệt theo:
1 Phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán trong hội nhập quốc tế / Mai Ngọc Anh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 772 .- Tr. 28-31 .- 330

Phân tích cơ hội, thách thức đặt ra đối với việc phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán Việt Nam, bài viết đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triển thị trường này nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam.

2 Kinh nghiệm của một số quốc gia về đảm bảo an ninh tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại / Đỗ Hồng Việt // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 602 .- Tr. 101-103 .- 332.1

Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế 3 nội dung quan trọng của an ninh tài chính đó là: kinh nghiệm về thay đổi thể chế đảm bảo an ninh tài chính phù hợp với sự phát triển của các quan hệ kinh tế- tài chính hiện đại; kinh nghiệm về rủi ro sự kiện trong nền kinh tế có thể tác động tới an ninh tài chính; kinh nghiệm về ứng phó với tác động của khủng hoảng tài chính thế giới. Trên cơ sở đó rút ra những bài học cho Việt Nam trong đảm bảo an ninh tài chính giai đoạn hiện nay.

3 Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh, yêu cầu mới / Nguyễn Quỳnh Trang // .- 2021 .- Số 759 .- Tr. 24-26 .- 330

Cùng với sự vận động của quá trình đổi mới tư duy kinh tế, Đảng đã nhìn nhận ngày càng sáng rõ hơn những mặt tích cực và sự tồn tại khách quan của cơ chế thị trường trong nền kinh tế nước ta thời kỳ quá độ. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng tiếp tục khẳng định phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nội dung trọng tâm, cần phải được quán triệt cả về nhận thức và hành động.

4 Thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam / Phạm Thị Thu Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 10 - 12 .- 330

Kinh tế thị trường là thành quả của văn minh nhân loại được Đảng và Nhà nước Việt Nam vận dụng một cách sáng tạo, khoa học, sáng tạo phù hợp với điều kiện nước ta và trở thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cho thấy được những lợi ích to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

5 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên - Nhà máy luyện gang / Nguyễn Thị Sâm // .- 2021 .- Số 587 .- Tr.91 - 93 .- 657

Ngày nay xu thế hội nhập khu vực và trên thế giới ngày càng sâu rộng, để có thể tồn tại, cạnh tranh và phát triển trong nền kinh tế thị trường nhiều khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tầm nhìn chiến lược. Muốn vậy, ngoài việc nắm bắt tốt nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp cần phải tìm cách nâng cao chất lượng, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Để có được các quyết định đúng đắn đòi hỏi hệ thống kế toán của doanh nghiệp phải vận hành thực sự hiệu quả, chính xác, kịp thời. Thông tin do kế toán cung cấp là bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống thông tin kinh tế của doanh nghiệp.

6 Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa / Phạm Thị Thùy Dương // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 214 .- Tr. 29-32 .- 330

Trình bày thành tựu nối bật trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nhận diện những hạn chế, thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh việc hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời gian tới.

7 Kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay / Trần Đức Hiếu // .- 2021 .- Số 749 .- Tr. 17-19 .- 330

Bài viết làm rõ một số nội dung liên quan đến kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như đưa ra một số chủ trương để tiếp tục hoàn thiện nền kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa

8 Kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế ở Việt Nam / Chu Văn Cấp, Trần Hoàng Hiểu // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 53(63) .- Tr. 7-12 .- 330

Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản VN đã chỉ rõ: “Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế”. Vậy, phát triển kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế có phải là tất yếu đối với VN không? Những đặc trưng của kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế trên thế giới và ở VN là gì? Bài viết này góp phần làm sáng tỏ các vấn đề nêu trên.

9 Chỉ số tiến bộ xã hội và mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam / Trần Quang Tuyến, Lê Văn Đạo, Nguyễn Anh Tú // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 284 .- Tr. 2-10 .- 330

Nghiên cứu này giới thiệu và phân tích sự phù hợp của chỉ số tiến bộ xã hội (SPI) cho mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Chỉ số tiến bộ xã hội đánh giá bao quát và toàn diện nhiều khía cạnh cho xây dựng phát triển đất nước. Theo đó, chỉ số này đo lường sự đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người, các nền tảng phúc lợi và cơ hội để phát triển trong dài hạn với 12 cấu phần và 51 chỉ tiêu cụ thể. Chỉ số này không những phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước, theo nghị quyết 432/QĐ-TTg, lấy con người làm trọng tâm, phát triển bao trùm đảm bảo mục tiêu dài hạn mà còn phù hợp với quy luật phát triển và bối cảnh cụ thể ở Việt Nam. Bài nghiên cứu cho rằng cần thiết phải xây dựng và triển khai bộ chỉ số này nhằm hướng đến phát triển bền vững của quốc gia.

10 Thể chế pháp lý và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường với bối cảnh hội nhập Quốc tế ở nước ta hiện nay / Phạm Thị Lan Hương // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 12(243) .- Tr. 70-79 .- 332

Phân tích một số quan điểm về thể chế của các học giả các nước và làm sáng tỏ về thể chế và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường với bối cảnh hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.