CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kinh tế--Thị trường

  • Duyệt theo:
11 Thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam / Nguyễn Thị Hương, Lê Thị Phương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 743 .- Tr.38 - 40 .- 330

Sau 30 năm đổi mới, nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa càng sáng tỏ hơn. Kinh tế thị trường phát triển đã góp phần khẳng định: Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Thành tựu và những kinh nghiệm, bài học đúc kết từ thực tiễn tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để đất nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

12 Chính sách an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam / Trang Thị Tuyết // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 549 .- Tr. 28-31 .- 330

Tập trung phân tích về thực trạng chính sách an sinh xã hội trong thời gian qua, đồng thời chỉ ra một số hạng chế còn tồn tại trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số phương hướng nhằm khắc phục những hạn chế để nâng cao hiệu quả, đảm bảo chính sách an sinh xã hội thực hiện là một công cụ hữu hiệu, một đặc trưng quang trọng trong mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCH ở Việt Nam.

13 Nghiên cứu hoạt động marketing của thương hiệu thông tin di động Việt Nam / Lê Thị Bích Ngọc // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 709 .- Tr.91-93 .- 330

Với việc khai thác trên mạng lưới công nghệ GMS 900/1800 trên toàn quốc, cung cấp các dịch vụ thông tin với chất lượng cao, thời gian qua, thương hiệu thông tin di động Việt Nam(MobiFone) của Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam(VNPT) đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt để nâng cao hiệu quả kinh doanh cần phải đánh giá được các hoạt động marketing cho MobiFone là một vấn đề cấp thiết. Bài viết bàn về thực trạng hoạt động marketing của MobiFone, từ đó đề xuất giải pháp giúp các đơn vị của MobiFone nâng cao hiệu quả hoạt động marketing trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh hiện nay.

14 Thị trường bán lẻ mặt hàng mẹ và bé tại Việt Nam thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 / Ngạc Thị Phương Mai // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 541 .- Tr. 34-36 .- 658

Giàu tiềm năng, Việt Nam đang nằm trong top 6 quốc gia đang phát triển được đầu tư mạnh nhất mảng bán lẻ hàng tiêu dùng. Thị trường bán lẻ Việt Nam nói chung và bán lẻ mặt hàng mẹ và bé nói riêng thời gian qua chứng kiến sự tăng trưởng về số lượng và quy mô, hấp dẫn và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh những cơ hội mà quá trình hội nhập kinh tế và thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, hoạt động của các doanh nghiệp trong thị trường mẹ và bé đang đứng trước nhiều thách thức. Bài viết tập trung đưa ra ba thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp truyền thống kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ mặt hàng mẹ và bé, làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

15 Quản trị tài chính gắn với trách nhiệm giải trình của trường đại học công lập trong cơ chế tự chủ / Hoàng Việt Dũng, Nguyễn Thị Diệp, Nguyễn Thị Mỹ Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 542 .- Tr. 84-86 .- 658

Hiện nay, trong điều kiện được trao quyền tự chủ nhiều hơn, các trường đại học công lập đã từng bước thay đổi để thích ứng. Với yêu cầu của cơ chế tự chủ theo tinh thần Nghị định 16/2016/NĐ-CP, các cơ sở GDDH đang chuyển dịch theo hướng tiếp cận với thị trường với tư cách một nhà cung cấp dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, cùng với những chuyển động theo hướng tích cực, trong thức tế, nhiều trường còn lúng túng trong việc đổi mới hoạt động QTTC gắn với trách nhiệm giải trình phù hợp với yêu cầu của cơ chế tự chủ.

16 Lý thuyết phát triển công nghiệp tại các vùng lãnh thổ và những nội dung cần vận dụng trong phát triển công nghiệp ở các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam / Nguyễn Hữu Tiệp // .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 32-36 .- 658

Phát triển công nghiệp tại một vùng lãnh thổ là một trong những nội dung quan trọng không chỉ riêng đối với sự phát triển của vùng lãnh thổ đó, mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Phát triển công nghiệp địa phương một mặt làm gia tăng giá trị của địa phương đó, mặt khác là tìm cách phát huy các mặt mạnh, tìm kiếm và tạo ra những thế mạnh mới, góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo và giải quyết vấn đề xã hội, tạo ra các giá trị gia tăng trên phương diện kinh tế - xã hội, văn hóa, cơ sở hạ tầng, tài chính, môi trường, con người,... Bài viết nghiên cứu các lý thuyết và mô hình thành công, từ đó rút ra các hạt nhân hợp lý áp dụng cho việc phát triển công nghiệp trên địa bàn các vùng kinh tế trọng điểm trong tiến trình phát triển kinh tế thị trường của Việt Nam là việc làm có ý nghĩa thực tiễn to lớn hiện nay.

17 Chính sách kinh tế của Singapore giai đoạn 2010-2015 / Nguyễn Xuân Tùng // .- 2018 .- Số 17 .- Tr. 39-46 .- 330

Singapore – nền kỉnh tế thị trường tự do phát triển cao và rất thành công, sở hữu một môi trường kinh tế mở cửa và không có tham nhũng, giá cả ổn định và thu nhập bình quân đầu người cao hơn so với hầu hết các nước phát triển khác - kết quả của việc áp dụng các chính sách kinh tế phù hợp do Chính phủ đề xuất. Không chỉ đơ thuần trình bày bối cảnh kinh tế của Singapore, bài viết tập trung đánh giả tổng quan một số chính sách kinh tế của quốc gia này trong giai đoạn 2010 - 2015, gợi ý bài học kinh nghiệm có thể tham khảo cho Việt Nam trên con đường phát triển.

18 Vai trò của đội ngũ tri thức trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam giai đoạn đẩy mạnh hội nhập quốc tế / Lê Thị Ái Nhân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 525 tháng 9 .- Tr. 38-40 .- 330.124

Tri thức là nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nước ta, là động lực giữ vai trò quyết định nhằm phát triển đất nước. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tri thức Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng.

19 Mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường trong phân bổ và sử dụng nguồn lực ở Việt Nam / TS. Nguyễn Lê Thu Hiền // Tài chính - Kỳ 2 .- 2018 .- Số 683 tháng 06 .- Tr. 27-29 .- 658

Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong phân bố và sử dụng nguồn lực ở Việt Nam hiện nay.

20 Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường Mỹ và bài học kinh nghiệm / Phạm Thị Thanh Bình // Châu Mỹ ngày nay .- 2018 .- Số 07 (244) .- Tr. 3-14 .- 330

Phân tích vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường Mỹ và đề cập đến những thất bại cơ bản của thị trường, đồng thời nhấn mạnh, cần tránh lặp lại sai lầm gắn dưới nhãn mác phi điều tiết khi bàn về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008 là minh chứng cho sự bất lực của nhà nước, chứ không phải là phi điều tiết. Bên cạnh đó, bài viết còn đưa ra những đánh giá chung cho hoạt động của nhà nước đối với nền kinh tế Mỹ và rút ra một số bài học kinh nghiệm.