CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kỹ thuật xây dựng--Nền đất yếu

  • Duyệt theo:
11 Nghiên cứu sự phân bố ứng suất trong nền đất yếu được gia cố bằng trụ đất xi măng kết hợp với vải địa kỹ thuật dưới công trình đắp cao ở Tiền Giang / Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Thắng, Trần Thanh Tài // Xây dựng .- 2020 .- Số 03 .- Tr. 78-82 .- 624

Phương pháp gia cố đất, phương pháp trộn sâu, thường được sử dụng để gia cố nền đất yếu trong đất phù sa ở đồng bằng, ví dụ như đất ở Đồng bằng Sống Cửu Long. Trong nghiên cứu này, phương pháp phần tử hữu hạn bằng phần mềm plaxis được dùng để phân tích sự phân bố ứng suất lên trụ và đất nền của hệ trụ đất xi măng kết hợp với vải địa kỹ thuật trong gia cố nền đất yếu dưới công trình đắp cao ở tình Tiền Giang. Bằng phương pháp này, các ứng xử của cột đất xi măng trong xử lý nền đất yếu được chỉ rõ bằng sự phân bố ứng suất và độ lún của cột đất xi măng và các lớp đất yếu. Đồng thời, quá trình lún của công tác xây dựng nền đường được quan sát. Sự phân bố ứng suất trong cột đất xi măng và độ lún cũng được rút ra từ sự phân tích của phương pháp phần tử hữu hạn.

12 Phân tích ảnh hưởng của công tác xử lý nền đất yếu bằng hút chân không đến cọc của kết cấu lân cận bằng PTHH / Phan Huy Đông // Xây dựng .- 2019 .- Số 08 .- Tr. 99-103 .- 624

Trình bày một số cải tiến trong phương pháp mô phỏng và phân tích ứng xử của cọc bê tông cốt thép dưới ảnh hưởng của xử lý nền bằng phương pháp cố kết chân không tại khu vực lân cận, giúp cho công tác thiết kế và thi công được hiệu quả hơn.

13 Nghiên cứu ảnh hưởng của đệm cát và vải địa kỹ thuật đến cường độ CBR hiện trường của đất sét yếu gia cường / Nguyễn Minh Đức, Đặng Hoàng Đa, Nguyễn Minh Đức // Xây dựng .- 2019 .- Số 08 .- Tr. 104-108 .- 624

Đề xuất mô hình thí nghiệm hiện trường khảo sát chỉ số cường độ California Bearing Ratio (CBR) của đất sét bùn yếu gia cường đệm cát và vải địa kỹ thuật. Trong đó, vải địa kỹ thuật có tính thấm tốt sẽ đóng vai trò tăng cường sự thoát nước, giảm áp lực nước lỗ rỗng, huy động khả năng chịu kéo của vải, từ đó gia tăng cường độ của đất gia cường. Nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò của vải địa kỹ thuật gia cường đất bùn nạo vét trong các điều kiện khác nhau về độ ẩm, loại cát và bề dày của đệm cát.

14 Nghiên cứu cường độ của đất sét yếu gia cường vải địa kỹ thuật trong điều kiện thí nghiệm CBR hiện trường / Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Văn Được, Nguyễn Thế Anh // Xây dựng .- 2019 .- Số 08 .- Tr. 194-197 .- 624

Khảo sát chỉ số cường độ CBR từ thí nghiệm hiện trường của đất gia cường vải địa kỹ thuật. Kết quả thí nghiệm được sử dụng để kiểm nghiệm mô hình sử dụng phần mềm Plaxis 2D mô phỏng đất gia cường nhằm tìm ra tương quan lực kéo trong vải và cường độ CBR của đất gia cường vải địa kỹ thuật.

15 Nghiên cứu so sánh phương pháp Asaoka và Hyperbolic để dự báo độ lún nền đất yếu / NCS. ThS. Trần Thị Thảo, PGS. TS. Trần Đắc Sử // Cầu đường Việt Nam .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 30-34 .- 624

So sánh việc dự báo độ lún bằng hai phương pháp Asaoka và Hyperbolic cho các chuỗi dữ liệu trên cùng một dự án, do cùng một nhà thầu thực hiện kết hợp với việc đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo trên cơ sở đó rút ra các kết luận.

16 Nghiên cứu ảnh hưởng của ma sát âm lên cọc trong công trình xây dựng trên khu vực nền đất yếu / Phan Huy Đông // Xây dựng .- 2019 .- Số 07 .- Tr. 180-184 .- 624

Phân tích và chỉ ra nguyên nhân sự cố lún, nứt của một công trình nhà thấp tầng trên nền móng cọc xây dựng trong khu vực nền đất yếu có đắp san nền. Kết quả phân tích sẽ chỉ rõ ảnh hưởng của ma sát âm lên cọc cũng như hiệu quả của giải pháp làm giảm ma sát âm bằng cách làm trơn cọc trong phạm vi nền đất yếu. Ngoài ra, các phân tích ứng sử của ma sát âm lên cọc bằng PTHH với các mô hình nền khác nhau tại dự án sẽ đánh giá ứng sử của ma sát âm và các ghi chú cần thiết khi thiết kế cọc trong nền đất yếu.

17 Nghiên cứu lựa chọn giải pháp hợp lý giải quyết vấn đề lún lệch giữa đường nội bộ với các công trình trong khu công nghiệp xây dựng trên đất yếu / TS. Mai Thị Hải Vân, KS. Phan Đức Duy, TS. Đỗ Thắng // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 08 .- Tr. 74-77 .- 624

Các khu công nghiệp hiện nay đa số được xây dựng trên nền đất yếu nên không tránh khỏi hiện tượng lệch giữa đường nội bộ với các công trình. Vì vậy trong bài báo này, tác giả tập trung nghiên cứu lựa chọn giải pháp hợp lý mang tính tổng thể giải quyết vấn đề này cho một công trình thực tế, từ đó đưa ra một số kết quả, nhận xét, đánh giá.

18 Móng bè-cọc cho nhà thấp tầng trên nền đất yếu / Nguyễn Trọng Nghĩa, Nguyễn Văn Dương // Xây dựng .- 2019 .- Số 05 .- Tr. 193-195 .- 624

Đề xuất phân tích một giải pháp móng bè-cọc so với giải pháp truyền thống để tạo tiền đề cho các công trình xây dựng nhà thấp tầng trên nền móng bè cọc trong tương lai.

19 Tương quan giữa các thông số sức chống cắt hữu hiệu được xác định từ thí nghiệm ba trục cu & cd của đất loại sét tại thành phố Hồ Chí Minh / Trần Ngọc Tuấn, Trần Thanh Danh // Xây dựng .- 2019 .- Số 05 .- Tr. 232-237 .- 624

Trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp số liệu thí nghiệm nén ba trục CU và CD tại một số dự án trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, bài báo này đã đề xuất các công thức tương quan giữa C’cu và C’cd, giữa ∅^' cu và ∅cd của loại đất sét tại khu vực này.

20 Phân tích biến dạng và ổn định đất nền xung quanh khi thi công hố đào sâu ở quận 5, thành phố Hồ Chí Minh / Võ Nguyễn Phú Huân, Nguyễn Minh Tâm, Trương Thái Ngọc // Xây dựng .- 2019 .- Số 05 .- Tr. 245-249 .- 624

Quá trình thi công hạng mục đào đất tầng hầm, để chống sạt lở xung quanh công trình, người ta thường thi công tường trong đất (cọc barrette), là tường bê tông cốt thép với độ dày và chiều sâu theo yêu cầu sử dụng. Do hạ mực nước ngầm trong việc đào sâu, nên nền đất xung quanh bị biến dạng. Việc xây dựng này có ảnh hưởng rất nhiều đến các công trình xung quanh, làm cho công trình hiện hữu bị nghiêng, gãy đổ nên bị lún sụt. Bài báo này nhằm phân tích sự ảnh hưởng của việc thi công công trình hố đào lên biến dạng và ổn định nền đất tại Quận 5, Tp. HCM.