CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kỹ thuật xây dựng--Nền đất yếu

  • Duyệt theo:
61 Nghiên cứu so sánh kết quả dự báo lún cho nền đất xử lý đất yếu bằng bấc thấm kết hợp gia tải trước / TS. Nguyễn Minh Tâm // Xây dựng .- 2015 .- Số 01/2015 .- Tr. 41-44 .- 624

Nghiên cứu các phương pháp dự báo độ lún của công trình xây dựng. Qua kết quả so sánh phân tích sẽ rút ra được các kết luận về việc sử dụng phương pháp tích hợp để ước lượng độ lún của nền móng công trình.

62 Phân tích vùng ảnh hưởng của tải trọng đến cọc bên trong hố đào trong nền đất yếu / Võ Trung Hiếu, TS. Lê Trọng Nghĩa // Xây dựng .- 2014 .- Số 11/2014 .- Tr. 85-88 .- 624

Mô phỏng lại các giai đoạn thi công hố đào bằng chương trình Plaxis 3D Foundation. Dựa vào kết quả phân tích, tác giả hiểu rõ nguyên nhân gây phá hoại cọc bên trong hố đào và đánh giá độ chính xác của bộ thông số đầu vào của mô hình toán. Từ đó, tác giả tiếp tục sử dụng bộ thông số trên để phân tích sự ảnh hưởng của khối đất đắp và chiều sâu ngàm tường đến chuyển vị của cọc bên trong hố đào.

63 Áp dụng lý thuyết logic mờ hỗ trợ việc quyết định giải pháp xử lý nền đất yếu / TS. Trịnh Đình Toàn // Cầu đường Việt Nam .- 2014 .- Số 8/2014 .- Tr. 40-44. .- 624

Bài viết giới thiệu một phương pháp hỗ trợ việc quyết định lựa chọn giải pháp xử lý nền đất yếu sử dụng lý thuyết Logic Mờ. Việc so sánh với Thiết kế Kỹ thuật của Dự án Đường cao tốc Hà Nội – Hải phòng cho thấy phương pháp Logic Mờ giúp cho việc đưa ra quyết định về các giải pháp xử lý được hợp lý, nhất quán và hệ thống, bảo toàn tính chính xác của các bài toán kỹ thuật.

64 Nghiên cứu dự đoán chuyển vị của đất nền trong hố đào có giằng chống đối với sét không thoát nước / TS. Nguyễn Minh Tâm // Xây dựng .- 2014 .- Số 08/2014 .- .- 624

Nghiên cứu dự đoán chuyển vị ngang của tường vây hố đào có giằng chống đối với đất sét không thoát nước thông qua các phương pháp khác nhau và đồng thời so sánh các kết quả của các phương pháp tính toán chuyển vị ngang tường vây hố đào với kết quả quan trắc để đúc kết ra các kết luận ứng dụng cho các kỹ sư tư vấn thiết kế, quản lý dự án và thi công công trình.

65 Phân tích ảnh hưởng độ cứng của tường vây biến dạng của cọc bên trong hố đào sâu khu vực đất yếu Cần Thơ / KS. Hồ Hải Triều, TS. Lê Trọng Nghĩa // Xây dựng .- 2014 .- Số 05/2014 .- Tr. 90-93. .- 624

Phân tích bằng phần tử hữu hạn với phần mềm Plaxis để xét sự ảnh hưởng của độ cứng tường vây đến biến dạng của cọc hiện hữu bên trong hố đào. Những kết quả bao gồm chuyển vị ngang và phạm vi của cọc bên trong tường chắn bị ảnh hưởng bởi hố đào sẽ được xác định và trình bày trong phần kết luận.

66 Nghiên cứu một số vấn đề về sự thấm của nước trong đất đối với nền đường khu vực Tây Bắc – Việt Nam / KS. Đỗ Văn Thắng, TS. Phạm Văn Thoan // Cầu đường Việt Nam .- 2014 .- Số 04/2014 .- Tr. 19-22. .- 624

Trình bày cơ sở lý thuyết tính toán lưu lượng thấm của nước trong đất nền đường đồng nhất khu vực Tây Bắc Việt Nam, nghiên cứu các tham số ảnh hưởng đến lưu lượng thấm đồng thời đề xuất các biện pháp hạn chế sự thấm và các dạng kết cấu nền móng phù hợp cho địa chất khu vực này.

67 Xử lý nền đất yếu bằng cột xi măng đất (CDM) dưới nền nhà công nghiệp tải trọng lớn / Trần Xuân Thọ, Vương Hồng Sơn // Xây dựng .- 2014 .- Số 02/2014 .- Tr. 86-89. .- 624

Nghiên cứu xử lý nền đất yếu dưới nền nhà công nghiệp chịu tải trọng lớn bằng cột xi măng đất. Sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn (phần mềm Plaxis 2D, 3D) và phương pháp giải tích để tính toán, phân tích ứng xử về ứng suất, biến dạng của cột xi măng đất và đất nền cho công trình nhà xưởng thuộc dự án nhà máy chế biến đậu nành Bunge, khu công nghiệp Phú Mỹ I, Bà Rịa – Vũng Tàu.

68 Nghiên cứu đánh giá ổn định của công trình đắp trên nền đất yếu có xử lý bấc thấm dựa vào số liệu chuyển vị của nền / Lê Bá Vinh, Nguyễn Văn Thành // Xây dựng .- 2014 .- Số 02/2014 .- Tr. 90-92. .- 624

Hiện nay khi thi công các công trình đắp trên nền đất yếu có xử lý bấc thấm, có thể đánh giá sự ổn định nền dựa trên các số liệu chuyển vị của đất nền. Có hai phương pháp đã được sử dụng khá phổ biến trong điều kiện ở Nhật Bản là: phương pháp Matsuo - Kawamura và phương pháp Tominaga – Hashimoto. Bài báo trình bày các phân tích nhằm đánh giá khả năng áp dụng của hai phương pháp này trong điều kiện ở Việt Nam. Việc phân tích được tiến hành qua phần mềm Plaxis cho công trình thực tế là đường Nguyễn Văn Cừ nối dài tại thành phố Cần Thơ. Từ các kết quả tính toán được, tác giả rút ra các kiến nghị về khả năng áp dụng của hai phương pháp trên trong điều kiện ở Việt Nam.