CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thủy sản

  • Duyệt theo:
21 Đánh giá tình hình thực hiện tái cơ cấu ngành Thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2013-2017 / Lê Thị Mai Anh // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 93-98 .- 658

Bài viết tập trung đánh giá tình hình thực hiện tái cơ cấu ngành Thủy sản trong giai đoạn 2013-2017. Từ những hạn chế tồn tại của ngành Thủy sản cũng như yêu cầu của thị trường nhập khẩu về sản xuất sạch, truy nguồn gốc, đặc biệt là yêu cầu quản lý nghề cá của khu vực và quốc tế, tác giả đề xuất ngành Thủy sản cần phải tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cho phù hợp với tình hình thực tế và định hướng phát hiển mới của ngành.

22 Hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển ngành Thủy sản / Lê Thị Mai Anh // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 66-69 .- 658

Thực hiện mục tiêu phát triển ngành Thủy sản giai đoạn từ 2014-2018, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm định hướng đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho ngành Thủy sản. Khi chính sách đầu tư ngày càng tăng sẽ góp phần tạo thêm cơ sở vật chất cho ngành Thủy sản, cũng như góp phần thúc đẩy ngành này ngày càng phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, như: đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, cơ cấu vốn đầu tư được sử dụng chưa hiệu quả, đầu tư chưa hợp lý, dàn trải và thiếu tập trung. Bài viết đánh giá thực trạng chính sách đầu tư đối với ngành Thủy sản trong thời gian qua, đồng thời kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện chính sách này trong thời gian tới.

23 Ngành Nông nghiệp Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế / Hà Thị Thu Thủy // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 51-55 .- 330

Trong lịch sử hình thành và phát triển của Việt Nam, nông nghiệp luôn là ngành kinh tế có vị trí quan trọng với khoảng 70% dân số làm nông nghiệp. Từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, trong những năm qua nhờ có chủ trương, đường lối đúng đắn của Nhà nước, nông hiệp Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Bài viết phân tích vấn đề hội nhập kinh quốc tế sẽ giúp chúng ta có cơ hội “làm ăn” bình đẳng hơn theo các “luật chơi” chung của quốc tế hiện nay, giúp cho hàng nông sản Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu dễ dàng và thuận lợi hơn. Song mặt khác, các đối tác thương mại cũng đòi hỏi chúng ta phải mở cửa thị trường không có sự phân biệt đối xử với họ và hàng hóa của họ. Điều này đặt ngành Nông nghiệp trong nước đứng trước những cơ hội và thách thức mới.

24 Xây dựng và phân tích cấu trúc thị trường chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản: trường hợp sản phẩm cá hồng Mỹ tại khu vực Nam Trung Bộ / Nguyễn Thị Nga // .- 2019 .- Số 126 tháng 2 .- Tr. 46-55 .- 330

Đưa ra kết quả nghiên cứu được kỳ vọng tạo ra một cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về xây dựng và phân tích cấu trúc thị trường chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản: trường hợp sản phẩm cá hồng Mỹ tại khu vực Nam Trung Bộ, nhằm đề ra những giải pháp liên quan đến bối cảnh tiêu dùng sản phẩm mới.

25 Mở rộng hoạt động cho vay đối với mô hình liên kết sản xuất thủy sản trong giai đoạn hiện nay / Nguyễn cảnh Hiệp, Nguyễn Thành Long // Ngân hàng .- 2018 .- Số 17 .- Tr. 44-48 .- 332.12

Vài nét về ngành thủy sản Việt Nam; Tình hình cho vay đối với mô hình liên kết sản xuất thủy sản trong những năm gần đây; Một số kiến nghị nhằm mở rộng cho vay đối với mô hình liên kết sản xuất thủy sản.

26 Báo cáo phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết ngành Thủy sản / Phạm Thị Minh Hồng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2018 .- Số 691 tháng 10 .- Tr. 49-52 .- 330.124

Bài viết trao đổi về nguyên tắc xác định nội dung báo cáo theo tiêu chuẩn GRI; yêu cầu chất lượng của báo cáo phát triển bền vững theo khung GRI; báo cáo phát triển bền vững của các doanh nghiệp thuỷ sản niêm yết, để từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng báo cáo phát triển bền vững của các doanh nghiệp thuỷ sản niêm yết trên thị trường chứng khoán hiện nay.

27 Rào cản phi thuế với xuất khẩu thủy sản sang EU trong bối cảnh thực thi Hiệp ddingj thương mại tự dp Việt Nam - EU / Nguyễn Thị Thu Thủy // Nghiên cứu kinh tế .- 2018 .- Số 477 tháng 2 .- Tr. 86-95 .- 382.7 597

Khái quát về các rào cản thương mại phi thuế; Rào cản phi thuế đối với hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường EU; Rào cản phi thuế trong bối cảnh EVFTA; Một số khuyến nghị nhằm đáp ứng rào cản phi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản cảu VN sang EU đến năm 2025.

28 Giải pháp quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp ngành Thủy sản Việt Nam / TS. Nguyễn Thị Tuyết Hoa // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2017 .- Số 24 tháng 12 .- Tr. 26-30 .- 332.64

Cơ sở lý thuyết về quản lý vốn lưu động; Thực trạng về năng lực quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp ngành Thủy sản; Đề xuất giải pháp.

29 Một số bài học kinh nghiệm về phát triển nuôi trồng thủy sản cho Việt Nam / Trần Quốc Toản, Nguyễn Mậu Dũng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 501 tháng 9 .- Tr. 43-45 .- 330. 594 97

Trình bày kinh nghiệm của Indonesia, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và một số bài học kinh nghiệm về phát triển ngành thủy sản cho Việt Nam.