CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thủy sản

  • Duyệt theo:
11 Chiến lược ứng phó với rủi ro ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nuôi thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long / // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 289 .- Tr. 103-110 .- 658

Cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về chiến lược ứng phó rủi ro ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân nuôi thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Nông dân nuôi thủy sản ở vùng này thường xuyên đối mặt với các rủi ro về thời tiết và các loại bệnh thủy sản gây tổn thất kinh tế cho họ. Kết quả phân tích dữ liệu từ mẫu 123 hộ nuôi thủy sản cho thấy, rủi ro người nuôi gặp phái thường là thời tiêt và dịch bệnh. Tỉ lệ nông dân lựa chọn ứng phó với rủi ro chiếm hơn 60%. Chiến lược được nông dân sử dụng ứng phó với rủi ro: tài chính, quản lí nguồn nước, sử dụng thuốc thủy sản, và giám đầu tư quy mô sản xuất. Hành vi lựa chọn ứng phó với rủi ro của nông dân đã mang lại lợi ích đáng kể về lợi nhuận trung bình so với hành vi lựa chọn không ứng phó.

12 Hiện trạng sử dụng và tác hại của kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản / Nguyễn Trung Hiếu, Lê Thị Thùy Trang // .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 54-56 .- 610

Trình bày hiện trạng sử dụng và tác hại của kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Kháng sinh được sử dụng khá phổ biến trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) để điều trị và phòng tránh dịch bệnh. Tuy nhiên, các tác hại do kháng sinh gây ra trên đối tượng thủy sản chưa được các nhà sản xuất đánh giá cụ thể, cùng với đó, việc quản lý kháng sinh còn lỏng lẻo đã dẫn đến việc lạm dụng thuốc quá mức trong NTTS. Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách và buông lỏng kiểm soát sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm vật nuôi, tăng dư lượng kháng sinh gây biến đổi môi trường sinh thái, tăng tính đề kháng kháng sinh trên vi sinh vật gây bệnh ở động vật và người.

13 Nâng cao chuỗi giá trị Artemia Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng / Vũ Thị Hiếu Đông // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 5(746) .- Tr. 42-43 .- 650

Phân tích nâng cao chuỗi giá trị Artemia Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng. Artemia Vĩnh Châu là sản phẩm đặc trưng không chỉ riêng của tỉnh Sóc Trăng mà còn của cả Đồng bằng sông Cửu Long. Để tăng năng suất và sản lượng Artemia, gắn liền với bảo vệ môi trường, trong thời gian tới, Sóc Trăng sẽ từng bước mở rộng địa bàn nuôi trồng Artemia gắn với chế biến sâu các sản phẩm từ Artemia, nhằm nâng cao giá trị gia tăng, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

14 Nghiên cứu lan truyền khối nước mang mầm bệnh trong hệ thống nuôi trồng thủy sản ven biển / Nguyễn Đình Vượng, Tăng Đức Thắng // .- 2021 .- Số 6(Tập 63) .- Tr. 18-22 .- 363

Trình bày kết quả ứng dụng lý thuyết thành phần nguồn nước kết hợp sử dụng mô hình toán chất lượng một chiều (MIKE11) để tính toán mô phỏng thành phần nước mang mầm bệnh thủy sản lan truyền trong hệ thống nuôi trồng thủy sản (NTTS) vùng ven biển tỉnh Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ lan truyền khối nước bệnh trong hệ thống khá nhanh và mở rộng ra phạm vi lớn, các trường hợp vận hành tiêu thoát nước mang nguồn bệnh đã được đề xuất nhằm khống chế và giảm thiểu dịch lây lan. Việc ứng lý thuyết thành phần nguồn nước vào nghiên cứu riêng sự lan truyền mầm bệnh theo đường nước là vấn đề mới, đây cũng là cơ sở khoa học quan trọng phục vụ thiết kế quy hoạch hệ thống thủy lợi các vùng nuôi tôm ven biển hợp lý và bền vững.

15 Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam niêm yết / Mai Thị Diệu Hằng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 55-57 .- 658

Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, điển hình là các DN thủy sản niêm yết, đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước hiện nay. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thủy sản niêm yết có thể được biểu hiện qua những chi tiêu tài chính về khả năng sinh lời. Câu hỏi đặt ra là: trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, hiệu quả kinh doanh của các DN này thé hiện ra như thế nào? Những yếu tố nào có ảnh hưởng lớn đến vấn đề đó? Các DN cần chú ý gì để tiếp tục phát triển bền vững, giữ được vai trò mũi nhọn của mình trong quá trình phát triển kinh tế của quốc gia? Bài báo thực hiện những phân tích đánh giá của mình trên những dữ liệu thực tế từ các DN thủy sản niêm yết để đề xuất một số khuyến nghị có liên quan.

16 Tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu tối hiệu quả kỹ thuật doanh nghiệp nông nghiệp và thủy sản khu vực miền Trung / // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 589 .- Tr. 55-57 .- 330

Khu vực miền Trung với đường bờ biển kéo dài, khí hậu thời tiết khắc nghiệt nên biến đổi khí hậu có ảnh hưởng không chì đến sản xuất của người nông dân mà cả hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Do vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu tới hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại khu vực Miền Trung Việt Nam giai đoạn 2000-2018.

17 Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Ả-rập Xê-Út / Trịnh Thị Lan Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr. 31-33 .- 658

Việt Nam và Ả-rập Xê-Út thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/10/1999. Trải qua 20 năm, quan hệ song phương giữa hai nước đã đạt được nhiều thành công, trong đó có quan hệ hệ thương mại hai chiều. Ả-rập Xê-Út là quốc gia có GDP lớn thứ 18 trên thế giới, là thị trường tiềm năng tiêu thụ lượng lớn về các sản phẩm nông sản và thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, một thời gian dài, hoạt động xuất khẩu thủy sản vào thị trường này của Việt Nam bị tạm ngừng bởi các quy định khắt khe về kiểm dịch động vật và vệ sinh an tòa thực phẩm của Ả-rập Xê-Út. Tháng 9 năm 2020, Tổng cục Thực phẩm và Dược phẩm Ả rập Xê út (SFDA) cho phép 12 doanh nghiệp của Việt Nam được xuất khẩu trở lại một số mặt hàng thủy sản đánh bắt vào thị trường Ả rập Xê út. Điều này đã mở ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.

18 Phân tích hiệu quả quy mô của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Phú Yên / Lê Kim Long // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 286 .- Tr. 37-45 .- 330

Nghiên cứu này trình bày tóm lược nền tảng lý thuyết kinh tế về hiệu quả quy mô và áp dụng phương pháp phi tham số để ước lượng chỉ số này cho các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Phú Yên trong năm sản xuất 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bình quân, hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi tôm có thể gia tăng 8% nếu lựa chọn được quy mô diện tích sản xuất tối ưu (0,97 ha/hộ). Hơn nữa, nghề nuôi tôm thâm canh tại Phú Yên vẫn có tới hơn 54,24% số hộ nuôi có quy mô diện tích sản xuất nhỏ hơn mức diện tích tối ưu và khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng chính thức của nông hộ vẫn rất hạn chế. Để hướng đến một nghề nuôi tôm thẻ công nghiệp và bền vững cho Phú Yên, các chính sách về đất đai và tiếp cận tín dụng chính thức cho nghề nuôi tôm thâm canh là rất quan trọng.

19 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và một số vấn đề đặt ra / Phạm Thị Kim Xuyến // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 562 .- Tr. 53-55 .- 330

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong những năm qua với kim ngạch xuất khẩu đạt 8,54 tỷ USD vào năm 2019 và mặt hàng này đã được xuất khẩu vào nhiều thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, EU. Tuy nhiên, hoạt động thủy sản Việt Nam vẫn còn gặp một số hạn chế nhất định và cần có những giải pháp hạn chế các rào cản góp phần thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới.

20 Phát triển sinh kế khai thác thủy sản tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định / Trần Thị Hồng Nhung // Nghiên cứu địa lý nhân văn .- 2020 .- Số 4 (27) .- Tr.40 – 47 .- 910.133

Bài viết tập trug vào nghiên cứu hiện trạng sinh kế khai thác thủy sản, phân tích những thách thức mà hoạt động này đang gặp phải, đồng thời đánh giá tính bền vững của sinh kế này. Những dữ liệu cho việc phân tích đều dựa trên số liệu về phát triển hoạt động khai thác thủy sản tại ba huyện ven biển tỉnh Nam Định trong những năm 2010 – 2018 cũng như việc điều tra tại 60 hộ gia đình trên địa bàn.