CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Sinh viên

  • Duyệt theo:
21 Mối liên hệ giữa làm thêm và kết quả học tập của sinh viên khối ngành kinh tế trước và sau đại dịch Covid-19 / Phạm Đức Anh, Hoàng Thị Ngọc Ánh // .- 2022 .- Số 8(531 .- Tr. 87-99 .- 378

Nghiên cứu này khám phá mối liên hệ giữa làm thêm và kết quả học tập của sinh viên kinh tế trong giai đoạn trước và sau đại dịch Covid-19. Tổng cộng có 11 yếu tố được lựa chọn cho mô hình thực nghiệm. Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính dựa trên mẫu khảo sát 785 sinh viên tại Hà Nội cho thấy giai đoạn trước Covid-19. Bài viết nằm ở việc kiểm định mô hình nghiên cứu trong giai đoạn khác nhua của địa dịch Covid-19, nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị dành cho sinh viên nhằm kiểm soát việc tham gia làm thêm và nâng cao hiệu quả của việc đi làm thêm.

22 Tăng cường hoạt động nhóm cho sinh viên trong quá trình giảng dạy các môn kỹ năng / Phí Thị Thúy Nga // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 617 .- Tr.113-115 .- 153.1

Nội dung bài báo đề cập đến phương pháp học tập theo hướng hoạt dộng nhóm cho sinh viên trong các trường đại học. Tác giả cũng đã tham khảo, tìm hiểu và đánh giá những vấn đề thực tiễn liên quan đến hoạt động nhóm của sinh viên tại các trường đại học trong giai đoạn hiện nay. Nội dung bài báo đã được mục tiêu đặt ra, đảm bảo tính thời sự, tính thực tiễn trong xã hội.

23 Yếu tố liên quan đến stress của sinh viên điều dưỡng / Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Bích Ngọc // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 171-178 .- 610

Phân tích một số yếu tố liên quan đến stress của sinh viên điều dưỡng. Có bốn nhóm yếu tố liên quan đến stress của sinh viên điều dưỡng là môi trường thực tập lâm sàng, vấn đề học tập, vấn đề cá nhân và vấn đề tài chính. Stress là một vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến ở đối tượng sinh viên y khoa, đặc biệt là sinh viên điều dưỡng. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các yếu tố liên quan đến môi trường thực tập lâm sàng, vấn đề học tập, vấn đề cá nhân, vấn đề tài chính đều làm tăng nguy cơ stress ở sinh viên điều dưỡng. Gia đình và nhà trường nên có biện pháp quản lý các yếu tố liên đến stress để giảm tình trạng stress cho sinh viên như: trang bị thêm kiến thức về sức khỏe tâm thần cho sinh viên, giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần, có biện pháp giảm áp lực học tập cho sinh viên và hỗ trợ tài chính với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

24 Nghiên cứu về nhận thức và phản ứng của sinh viên trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh đối với vấn đề bạo lực mạng / / Thái Trí Dũng, Nguyễn Viết Mỹ Linh, Phạm Hồng Hoàng Ân // .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 47-61 .- 378

Nghiên cứu với mục đích đánh giá nhận thức và phản ứng của sinh viên trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh đối với vấn đề bạo lực mạng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp SEM với 300 sinh viên. Kết quả cho thấy 3 nhân tố: thái độ, mối quan tâm và sự kỳ vọng tác động đến nhận thức của sinh viên theo mức từ cao đến thấp.

25 Đại học tương lai trong mắt sinh viên ngày nay / Dana Abdrasheva, Diana Morales, Emmar Sabzalieva // .- 2022 .- Số 109 .- Tr. 13-15 .- 378

Dựa vào những cuộc tham vấn nhóm trọng điểm đã được thực hiện như một phần của sáng kiến Giáo dục tương lai của UNESCO, những chủ đề được xác định: Công nghệ làm thay đổi trải nghiệm học tập tại trường, chuyển đổi mô hình từ dịch chuyển sang hòa nhập, môi tường học tập sáng tạo, lo ngại biến đổi khí hậu, tác động trí tuệ nhân tạo.

26 Nghiên cứu thái độ của sinh viên năm 4 Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đối với các giọng Tiếng Anh / Trương Khánh Mỹ // .- 2020 .- tập 4, số 1 .- Tr. 76-93 .- 428

Bài nghiên cứu này trình bày một số dữ liệu thực nghiệm về thái độ và nhận thức của 56 sinh viên năm 4 khoa Tiếng Anh. Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, cần có sự thay đổi cần thiết trong chương trình giảng dạy cũng như trong bản thân mỗi giảng viên để giúp sinh viên nhận thức và xóa dần những định kiến về giọng không phải bản ngữ.

27 Sử dụng các hoạt động giao tiếp để dạy kỹ năng nói Tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ / Trương Thanh Bảo Trân, Nguyễn Đại Minh, Nguyễn Thị Thanh Loan // .- 2021 .- tập 5, số 3 .- Tr. 318-333 .- 428

Nghiên cứu điều tra việc sử dụng các hoạt động giao tiếp vào dạy kỹ năng nói Tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ tại khoa Tiếng Anh chuyên ngành. Nghiên cứu làm rõ các hoạt động giao tiếp phổ biến được giảng viên sử dụng, những thuận lợi cũng như khó khăn trong việc ứng dụng chúng vào quá trình giảng dạy. Từ đó nghiên cứu đưa ra những gợi ý giúp việc áp dụng hoạt động giao tiếp hiệu quả hơn.

28 Kiến thức, thái độ, thực hành về phân loạn chất thải rắn y tế của sinh viên y khoa / Trần Quỳnh Anh, Lê Văn Hiệp, Nguyễn Thanh Hà // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 200-208 .- 610

Nhằm mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phân loạn chất thải rắn y tế của sinh viên y khoa. Chất thải y tế là toàn bộ chất thải phát sinh từ cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế thông thường và chất thải y tế nguy hại. Chất thải y tế nguy hại có thể gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe con người như lây bệnh qua đường máu cho nhân viên y tế, đặc biệt là sự cố thương tích do chất thải sắc nhọn. Chất thải y tế lây nhiễm có thể chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như tụ cầu, HIV, viêm gan B. Bên cạnh đó, chất thải y tế còn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Kiến thức và thực hành của sinh viên về phân loại chất thải y tế còn yếu và chưa đầy đủ. Phần lớn sinh viên nhận biết được tầm quan trọng của phân loại chất thải y tế và vai trò của sinh viên y. Việc triển khai các khóa tập huấn cho sinh viên về phân loại chất thải rác y tế trước khi đi thực hành lâm sàng là rất cần thiết.

29 Kiến thức, thái độ, thực hành và tình trạng lợi của sinh viên răng hàm mặt trường Đại học Y Hà Nội / Đỗ Hoàng Việt, Lê Long Nghĩa, Nguyễn Bích Ngọc, Tạ Thành Đồng, Khúc Thị Hồng Hạnh, Hoàng Bảo Duy // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 209-219 .- 610

Nhằm đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành và tình trạng lợi của sinh viên răng hàm mặt trường Đại học Y Hà Nội. Mặc dù đa số inh viên có thái độ tốt, nhưng kiến thức và thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng còn nhiều hạn chế. Tình trạng răng miệng của sinh viên nhìn chung ở mức trung bình. Trong đó, tỷ lệ viêm lợi trong sinh viên đang ở mức rất cao, xảy ra phổ biến hơn ở sinh viên năm ba. Nghiên cứu chỉ ra tình trạng viêm lợi của những sinh viên đang theo học Bác sĩ Răng Hàm Mặt, sự thay đổi cũng như mức độ hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức, tiếp nhận thái độ và phát triển thực hành giữa hai nhóm sinh viên. Qua đó, cần có biện pháp cụ thể để nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng, cải thiện tình trạng vệ sinh răng miệng, góp phần cải thiện sức khỏe lợi cũng như dự phòng các bệnh lợi ở sinh viên y nói chung, và sinh viên răng hàm mặt nói riêng.

30 Sự hài lòng của sinh viên năm thứ nhất, trường Đại học Y Hà Nội trong khám sức khỏe răng miệng năm 2021 / Võ Như Ngọc Trương, Trần Tiến Thành, Giáp Thị Thu Thảo, Ngô Thị Bảo Yến, Phùng Lâm Tới, Khúc Thị Hồng Hạnh, Hoàng Bảo Duy, Đỗ Hoàng Việt // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 220-227 .- 610

Nhằm mô tả tỷ lệ hài lòng của sinh viên năm thứ nhất, trường Đại học Y Hà Nội trong khám sức khỏe răng miệng năm 2021. Sự hài lòng có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cũng như sự tin tưởng của bệnh nhân trong những lần đến khám tiếp theo. Tất cả các yếu tố ở cả 4 nội dung: Sự thuận tiện trong khám chữa bệnh, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, kiểm soát đau, đều có mức hài lòng trở lên đạt rất cao (82,29-88,54%). Trong mô hình hồi quy đơn biến và hồi quy đa biến, chỉ tìm thấy mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa trải nghiệm nha khoa với sự hài lòng của bệnh nhân.