CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Sinh viên

  • Duyệt theo:
11 Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học Kinh tế vận tải của sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải / Bùi Tiến Thiêm // .- 2023 .- Số 642 - Tháng 9 .- Tr. 21 - 23 .- 658

Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành Kinh tế vận tải của sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải. Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ 556 sinh viên đang theo học tại Khoa Vận tải kinh tế, trường Đại học Giao thông vận tải. Thông qua việc xử lý dữ liệu khảo sát và dùng các phương pháp phân tích thống kê, năm nhân tố tác động đến quyết định chọn ngành Kinh tế vận tải của sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải được phát hiện bao gồm: Sự phù hợp với các đặc điểm cá nhân; Đặc điểm trường đại học và ngành học; Cơ hội học ngành và nghề nghiệp; Hoạt động quảng bá; Các cá nhân ảnh hưởng. Trên cơ sở đó, một số gợi ý nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyến sinh của nhà trường được đề xuất.

12 Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động các câu lạc bộ thể thao sinh viên thuộc Trường Đại học Giao thông vận tải / Đặng Thị Yên // .- 2023 .- Số 641 - Tháng 08 .- Tr. 40-42 .- 378

Trong nhà trường đại học, giáo dục thể chất (GDTC) và thể dục thể thao (TDTT) có tác dụng tích cực trong việc hoàn thiện tính cách, nhân cách, những phẩm chất cần thiết cho sinh viên, hoàn thiện thể chất, giữ gìn sức khoẻ và phát triển thể lực, tiếp thu những kiến thức và kỹ năng vận động cơ bản, để tiếp tục rèn luyện thân thể, củng cố sức khoẻ, góp phần tổ chức, xây dựng phong trào TDTT trong nhà trường.

13 Mức độ nhận thức của sinh viên đối với bảo mật thông tin cá nhân trên mạng xã hội / Nguyễn Thị Cẩm Phú, Trần Lâm Bảo Long // .- 2023 .- Số 641 - Tháng 08 .- Tr. 71-73 .- 658

Nghiên cứu thực hiện để đo lường Mức độ nhận thức của sinh viên đối với bảo mật thông tin cá nhân trên mạng xã hội và đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao nhận thức của sinh viên về bảo mật thông tin cá nhân. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp, với mẫu khảo sát là 209 sinh viên đang theo học ở các trường Đại học công lập tại Tp.hCM. Kết quả sau khi nghiên cứu cho thấy mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu chỉ còn lại 4 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến Mức độ nhận thức của sinh viên đối với bảo mật thông tin cá nhân trên mạng xã hội.

14 Nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và học tập chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế của sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán / Dương Thị Thanh Hiền // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 97-99 .- 657

Việc sử dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế không chỉ là vấn đề của riêng những người làm kế toán, kiểm toán mà còn là của các nhà giáo dục. Thông qua kết quả nghiên cứu định tính và kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả đề xuất mô hình dự kiến các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế của sinh viên chuyên ngành kế toán – kiểm toán tại các trường đại học trên địa bàn TP. Đà Nẵng.

15 Nghiên cứu về ý định học tập suốt đời của sinh viên kế toán-kiểm toán trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 / Trần Anh Hoa, Hà Xuân Thạch, Phạm Trà Lam, Trần Thị Phương Thanh, Đậu Thi Kim Thoa // .- 2023 .- Số 238 - Tháng 7 .- Tr. 55-64 .- 658

Dựa vào lý thuyết hành vi dự tính (TPB) và một số nghiên cứu liên quan, nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 208 sinh viên đang học ngành kế toán, kết quả phân tích PLS cho thấy nhận thức kiểm soát hành vi, tính tự nguyện và ảnh hưởng của xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến ý định học tập suốt đời của sinh viên kế toán. Bên cạnh đó, nhận thức tính hữu ích của học tập suốt đời cũng có tác động đến ý định học tập suốt đời của sinh viên nhưng tác động không lớn. Từ các kết quả nghiên cứu, bài viết đã bàn luận về một số hàm ý quản trị để tăng cường ý định học tập suốt đời của sinh viên kế toán.

16 Mức độ hài lòng của sinh viên đối với các học phần chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh (EMI) ở C sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Tp. Hồ Chí Min / Huỳnh Đăng Khoa // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Tr. 34-36 .- 658

Chất lượng dịch vụ giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng đào tạo tại các trường đại học. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng lý thuyết chất lượng dịch vụ và mô hình đo lường IPA để đánh giá chất lượng dịch vụ giáo dục của các chương trình EMI hiện đang triển khai tại Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh (CSII) từ góc nhìn của sinh viên. Nghiên cứu được thực hiện trên 372 sinh viên đang theo học các chương trình EMI tại trường và xác định được 4 yếu tố thành phần chất lượng dịch vụ giáo dục của các chương trình EMI này, bao gồm: Năng lực giảng viên, Hoạt động lớp học, Cơ sở vật chất và khả năng ứng dụng.

17 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành kỹ thuật tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Quốc Cường, Nguyễn Minh Tú Anh // .- 2022 .- Số 58 .- Tr. 26-37 .- 658

Mục đích của nghiên cứu này nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành kỹ thuật trường Đại học Công nghiệp Thành phố HồChí Minh (IUH). Số lượng mẫu nghiên cứu là 404 sinh viên từ 06 khoa chuyên ngành kỹ thuật và công nghệ; khảo sát được thực hiện thông qua bảng câu hỏi trực tuyến. Nhóm tác giả tiến hành phân tích cấu trúc tuyến tính PLS-SEM bằng phần mềm Smart PLS 3.0, Kết quả nghiên cứu cho thấy Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp, Kiểm soát nhận thức hành vi, Chuẩn mực chủ quantác động trực tiếp đến ý định khởi nghiệp và 3 nhân tố này là trung gian trong mối quan hệ giữa Giáo dục khởi nghiệp và Ý định khởi nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất các hàm ý quản trị để thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành kỹ thuật tại trường đại học Công Nghiệp Thành phố HồChí Minh.

18 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục học trực tuyến của sinh viên các Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Ngọc Hiền, Nguyễn Thị Hạnh Uyên // .- 2023 .- Số 58 .- Tr. 54-67 .- 378

Nghiên cứu này sử dụng kết hợp lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT), lý thuyết phù hợp nhiệm vụ với công nghệ (TTF) và sự hài lòng của sinh viên để điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục học trực tuyến của sinh viên sau khi đại dịch covid-19 được kiểm soát. Dựa trên dữ liệu thu thập được từ 752 sinh viên đang học đại học tại thành phố Hồ Chí Minh.Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dựng để đánh giá và kiểm định mô hình. Kết quả cho thấy rằng, kỳ vọng hiệu quả, kỳ vọng nỗ lực, ảnh hưởng xã hội, và sự hài lòng là những yếu tố dự đoán quan trọng đến ý định tiếp tục học trực tuyến của sinh viên đại học. Điều kiện thuận lợi và sự phù hợp nhiệm vụ với công nghệ có ảnh hưởng gián tiếp đến ý định tiếp tục thông qua sự hài lòng.Các phát hiện giúp các nhà nghiên cứu và các nhà thực hành hiểu rõ hơn về ý định tiếp tục học trực tuyến của sinh viên đại học.

19 Biện pháp nâng cao văn hóa ứng xử cho sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh / Bùi Thị Hảo // .- 2022 .- Số 58 .- Tr. 125-133 .- 306

Văn hóa ứng xử có vai trò truyền tải giá trịnhân văn, rèn luyện nhân cách, giáo dục thế hệ trẻ. Tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, trong khi phần lớn sinh viên có lối sống trong sáng, cư xử văn minh thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên có hành vi,thái độ ứng xử chưa chuẩn mực, ảnh hưởng tới hình ảnh cá nhân và uy tín nhà trường. Để nâng cao chất lượng, thương hiệu nhà trường đối với xã hội, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố HồChí Minh chú trọng cung cấp kiến thức và xây dựng văn hóa ứng xử học đường. Bài báo khái quát lý luận về văn hóa ứng xử học đường, khảo sát 674 sinh viên đang học tập tại trường để lấy số liệu phân tích thực trạng ứng xử của sinh viên, tìm ra nguyên nhân dẫn đến những hành vi, thái độ ứng xử thiếu văn hóa, từ đó, đề xuất ba nhóm biện pháp nâng cao văn hóa ứng xử học đường cho sinh viên tại Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

20 Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn quan hệ xã hội tới dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên Việt Nam / Dương Công Doanh, Lê Thị Loan // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 306 .- Tr. 81-100 .- 658

Nghiên cứu này áp dụng mô hình hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) nhằm kiểm định mối quan hệ giữa vốn quan hệ xã hội và dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên Việt Nam. Với dữ liệu được thu thập từ 1.738 sinh viên tại các trường Đại học tại Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính để đánh giá tác động của vốn quan hệ xã hội tới các biến trong mô hình hành vi có kế hoạch. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng vốn quan hệ xã hội có ảnh hưởng gián tiếp và tích cự tới dự định khởi sự kinh doanh thông qua cảm nhận khả năng kiểm soát. Tuy nhiên, không có bằng chứng chứng tỏ có mối quan hệ trực tiếp giữa vốn quan hệ xã hội và dự định khởi sự kinh doanh.