CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kỹ thuật xây dựng--Mặt đường Bê tông xi măng

  • Duyệt theo:
11 Kết hợp lý thuyết tính ngược và việc sử dụng thiết bị gia tải động FWD để đánh giá khả năng làm việc của mặt đường bê tông xi măng / ThS. NCS. Nguyễn Thị Ngân, TS. Ngô Việt Đức, PGS. TS. Hoàng Tùng // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 01 .- Tr. 49-52 .- 624

Phân tích việc sử dụng thiết bị gia tải động FWD như một công cụ phục vụ việc thu thập dữ liệu thiết kế cho bài toán tính ngược trong công tác kiểm tra, thiết kế kết cấu mặt đường.

12 Nghiên cứu sử dụng cát biển và tro bay trong xây dựng mặt đường bê tông xi măng cho các tuyến đường giao thông nông thôn ven biển / Hoàng Quốc Long, Đỗ Văn Khải // Cầu đường Việt Nam .- 2019 .- Số 03 .- Tr. 22-25 .- 624

Nghiên cứu một giải pháp sử dụng vật liệu tại chỗ (cát biển) và các phế thải trong các nhà máy nhiệt điện (tro bay) trong xây dựng mặt đường bê tông xi măng cho các tuyến đường giao thông nông thôn ven biển.

14 Đánh giá một số đặc tính của bê tông nhựa cũ phục vụ tái chế làm cốt liệu cho kết cấu mặt đường bê tông xi măng đầm lăn ở Việt Nam / ThS. Nguyễn Thị Hương Giang, TS. Trần Trung Hiếu, GS. TS. Bùi Xuân Cậy, TS. Nguyễn Tiến Dũng, TS. Nguyễn Mai Lân // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 79-84 .- 624

Giới thiệu một số kết quả nghiên cứu về một số đặc tính của cốt liệu tái chế từ bê tông nhựa đã qua sử dụng, ứng dụng trong thiết kế hỗn hợp bê tông xi măng đầm lăn làm móng đường ô tô, bao gồm các nội dung nghiên cứu về lựa chọn vật liệu, thực nghiệm các đặc tính kỹ thuật của cốt liệu bê tông nhựa tái chế.

15 Ảnh hưởng của mạt đá vôi đến độ mài mòn và co ngót của bê tông sử dụng cát mịn đối với mặt đường bê tông xi măng / TS. Hoàng Minh Đức, ThS. Ngọ Văn Toản // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 12 .- Tr. 104-108 .- 624

Trình bày các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mạt đá vôi đến độ mài mòn và co ngót của bê tông sử dụng cát mịn, qua đó cho thấy khi thay thế 40% cát mịn bằng mạt đá vôi đã giảm được đáng kể độ mài mòn và co ngót của bê tông. Sử dụng cát mịn có mô-đun độ lớn khác nhau phối hợp với mạt đá vôi đã chế tạo được bê tông có độ mài mòn, co ngót tương đương với bê tông sử dụng cát thô.

16 Nâng cao khả năng chống mài mòn của bê tông sử dụng cát mịn làm mặt đường bê tông xi măng / TS. Hoàng Minh Đức, ThS. Ngọ Văn Toản // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2018 .- Số 3 .- Tr. 26-33 .- 624

Trình bày các kết quả nghiên cứu cải thiện khả năng chống mài mòn của bê tông sử dụng cát mịn, qua đó mở rộng ứng dụng cho bê tông làm đường.

17 Cải thiện một số chỉ tiêu khai thác của mặt đường bê tông xi măng có sử dụng phụ gia nano SIO2 và Silica Fume khu vực Tây Nam Bộ / ThS. NCS. Trần Hữu Bằng, PGS. TS. Lê Văn Bách, PGS. TS. Nguyễn Quang Phúc, TS. Lương Xuân Chiểu // Cầu đường Việt Nam .- 2019 .- Số 1+2 .- Tr. 60+64 .- 624

Một số chỉ tiêu khai thác của mặt đường bê tông xi măng có sử dụng phụ gia nano SIO2 (SF) và sự kết hợp hai loại phụ gia nano SIO2 (NS) + Silica Fume (SF) ảnh hưởng tích cực đến hệ số giản nỡ nhiệt (CTE), về cường độ, tính công tác và khả năng chống thấm nước của bê tông xi măng. Từ kết quả thực nghiệm trên mẫu bê tông xi măng sử dụng phụ gia NS và NS+SF ứng dụng tính toán các dạng kết cấu mặt đường bê tông xi măng cho khu vực miền Tây Nam bộ.

18 Đánh giá mức độ hư hỏng mặt đường bê tông xi măng dưới điều kiện dòng giao thông khác nhau / Trần Vũ Tự, Nguyễn Minh Thiện // Xây dựng .- 2018 .- Số 09 .- Tr. 298-302 .- 624

Đánh giá mức độ hư hỏng của mặt đường bê tông xi măng dưới điều kiện dòng giao thông khác nhau bằng cách đánh giá so sánh các tuyến đường với lưu lượng giao thông qua phương pháp PCI (Pavement Condition Index). Bằng cách so sánh tình trạng hai tuyến đường bê tông xi măng cùng trong khu vực, dưới tác dụng dòng giao thông khác nhau ở các thời điểm khác nhau, nghiên cứu cho thấy tình trạng hư hại của mặt đường tăng nhanh theo quy luật hàm số mũ của lưu lượng giao thông. Với lưu lượng giao thông hàng năm ban đầu là 22,5 nghìn chiếc và mức độ tăng trưởng giao thông là 16,7%, sau 7 năm khai thác thì tình trạng hư hỏng mặt đường lên đến 70.3%. Nghiên cứu bước đầu là nguồn thông tin tham khảo cho công tác duy tu, sữa chữa mặt đường cũng như cân đối chính sách sữa chữa hợp lý.

19 Đánh giá tình trạng hư hỏng mặt đường bê tông xi măng bằng phương pháp PCI / TS. Trần Vũ Tự, ThS. Nguyễn Minh Thiện // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 53-57 .- 624

Nghiên cứu sử dụng phương pháp PCI (Pavement Condition Index) để đánh giá mức độ hư hỏng của mặt đường bê tông xi măng dưới điều kiện khác nhau của dòng giao thông. Bằng cách thu thập số liệu thực tế và so sánh đánh giá mức độ hư hỏng bằng phương pháp PCI cho hai tuyến đường bê tông xi măng thuộc tỉnh An Giang với tổng chiều dài 12km, nghiên cứu đã đánh giá tình hình hư hỏng của mặt đường BTXM trên địa bàn cũng như dự báo tình trạng hư hỏng mặt đường trong tương lai. Từ đó, nghiên cứu đã đề xuất chu kỳ sữa chữa mặt đường thực tế, trên cơ sở tham chiếu với Thông tư 10/2010/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì đường bộ để có sự so sánh và đề xuất sữa chữa hợp lý cho mặt đường trong khu vực nghiên cứu.

20 Phân tích ảnh hưởng của kích thước tấm bê tông xi măng của cốt liệu đá quartz đến cường độ và ứng suất nhiệt trong mặt đường bê tông xi măng / ThS. NCS. Ngô Hoài Thanh, GS. TS. Phạm Duy Hữu // Cầu đường Việt Nam .- 2018 .- Số 9 .- Tr. 26-30 .- 624

Trình bày phương pháp tính toán tấm bê tông xi măng sử dụng cốt liệu đá vôi. Bài báo cũng đã phân tích ảnh hưởng của kích thước tấm bê tông xi măng của cốt liệu đá quartz đến cường độ và ứng suất nhiệt trong mặt đường bê tông xi măng.