CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Dân tộc thiểu số--Việt Nam

  • Duyệt theo:
21 Văn học các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên thời kỳ hiện đại / Đỗ Thị Thu Huyền // Nghiên cứu văn học .- 2018 .- Số 7 (557) .- Tr. 64 - 78 .- 400

Nêu lên các vấn đề về: Văn học hiện đại các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên trong dòng chảy văn học dân tộc tộc thiểu số Việt Nam hiện đại; Những lựa chọn an toàn, thiếu bức phá; Một số tác giả nổi bật.

22 Nhận thức và sự thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân tộc thiểu số vùng núi Đông Bắc Việt Nam / Bùi Thị Minh Hằng // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 254 tháng 08 .- Tr. 21-30 .- 330

Bài viết phân tích nhận thức về biến đổi khí hậu của các hộ dân tộc thiểu số và những biện pháp mà các hộ áp dụng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Số liệu thu thập thông qua điều tra phỏng vấn 108 hộ dân tộc Kinh và 182 hộ dân tộc thiểu số tại Bắc Kạn và Tuyên Quang. Trên cơ sở so sánh với các hộ dân tộc Kinh, nghiên cứu chỉ ra những hạn chế về nguồn lực, nhận thức và sự thích ứng của các hộ dân tộc thiểu số. Cả hai nhóm hộ đều áp dụng nhiều biện pháp thích ứng khác nhau. Các biện pháp thích ứng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp gồm thay đổi lịch canh tác, đa dạng hóa cây trồng, chuyển đổi sang cây trồng mới có khả năng thích nghi tốt hơn. Ngoài những đặc điểm kinh tế - xã hội, khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông và mức độ nhận thức về biến đổi khí hậu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc áp dụng các biện pháp thích ứng của các hộ dân tộc thiểu số.

23 Tiếp cận nghiên cứu về dân tộc thiểu số rất ít người ở Việt Nam / PGS.TS. Vương Xuân Tình // Dân tộc học .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 1 - 11 .- 305.8

Để góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho chính sách với các dân tộc thiểu số rất ít người của nước ta, bài viết này tìm hiểu cách tiếp cận nghiên cứu, được đặt trong bối cảnh vấn đề nhóm thiểu số trên thế giới và chính sách dân tộc ở Việt Nam.

24 “Được công nhận là con cháu bàn vương” - Chuyển đổi vị thế của người đàn ông Dao trong Lễ cấp sắc ( Nghiên cứu trường hợp lễ cấp sắc người Dao Lô Giang ở xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) / ThS. Phan Mạnh Dương // Dân tộc học .- 2018 .- Số 1 .- Tr.79 – 91 .- 306

Giải mã những hành động và chủ đích của người Dao khi thực hành nghi lễ cấp sắc, từ đó khẳng định thêm vai trò của cấp sắc, từ đó khẳng định thêm vai trò của cấp sắc đối với người thụ lễ.

25 Bất bình đẳng xã hội ở các dân tộc thiểu số: Thực trạng và định hướng giải pháp / PGS.TS. Đặng Nguyên Anh // Dân tộc học .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 3 – 11 .- 305.895 9

Dựa trên số liệu vĩ mô cấp quốc gia, bài viết nhận diện thực trạng bất bình đẳng xã hội ở các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số định hướng giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng của các dân tộc thiểu số.

26 Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm nâng cao thu nhập cho hộ dan tộc thiểu số huyện Quế Phong, Nghệ An / Hồ Mỹ Hạnh, Lương Thị Đào // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2017 .- Số 497 tháng 7 .- Tr. 28-30 .- 330

Trình bày các chỉ tiêu đánh giá thu nhập của hộ đồng bào dân tộc thiểu số; thực trạng thu nhập của hộ đồng bào dân tộc thiểu số và công tác khuyến nông, khuyến lâm huyện Quế Phong, Nghệ An; Giải pháp tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm nâng cao thu nhập cho hộ dan tộc thiểu số huyện Quế Phong, Nghệ An.

27 Quan hệ của tộc người với quốc gia – dân tộc Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục / Lê Minh Anh, Phạm Thị Thu Hà // Dân tộc học .- 2016 .- Số 6 (198) .- Tr. 31 – 39 .- 370

Giới thiệu vài nét về giáo dục của các dân tộc thiểu số trước năm 1986; chính sách dạy ngôn ngữ cho học sinh dân tộc thiểu số; chính sách cho giáo viên, học sinh ở vùng dân tộc thiểu số; sự phát triển giáo dục của các dân tộc thiểu số qua một số ví dụ tại hai tỉnh Hà Giang và Trà Vinh.  

28 Đặc điểm lịch sử, văn hóa, xã hội, của các tộc người thiểu số: Di sản và hạn chế đối với sự phát triển bền vững trong bối cảnh hiện nay / Ngô Văn Lệ // Dân tộc học .- 2017 .- Số 1 (199) .- Tr. 3 – 13 .- 306

Trình bày những đặc điểm lịch sử, văn hóa, xã hội tác động đến sự phát triển và phát triển bền vững của các dân tộc người thiểu số nói chung và ở Tây Nguyên nói riêng.