CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Dân tộc thiểu số--Việt Nam

  • Duyệt theo:
11 Hành vi nguy cơ bệnh không lây nhiễm ở người dân tộc thiểu số / Nguyễn Bá Hoàn, Ngô Trí Tuấn, Nguyễn Bích Nguyệt // .- 2018 .- Số 110(1) .- Tr. 122-129 .- 610

Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng các hành vi nguy cơ bệnh không lây nhiễm. Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 339 đối tượng người dân tộc thiểu số từ 25 - 64 tuổi tại xã Kim Bình và Xuân Quang, huyện Chiêm Hóa nhằm mô tả thực trạng các hành vi nguy cơ bệnh không lây nhiễm và một số yếu tố liên quan.Tỷ lệ nam giới có sử dụng rượu, bia chiếm 58,6%, hút thuốc lá chiếm 46,5%. Tỷ lệ đối tượng ăn nhiều muối, ăn ít rau, ít hoạt động thể lực lần lượt là 15,2%,16,5% và 82,8%. Có mối liên quan giữa hành vi uống rượu và giới tính, tình trạng tăng huyết áp, hành vi ăn nhiều muối, ăn ít rau với dân tộc, hành vi ít hoạt động thể lực và trình độ học vấn, số lượng hành vi nguy cơ và giới tính. Vì vậy, cần chú ý mối liên quan giữa hành vi nguy cơ bệnh không lây nhiễm ở người dân tộc thiểu số huyện Chiêm Hóa và một số yếu tố nhân khẩu học khi xem xét các giải pháp can thiệp.

12 Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành dân tộc Tày / Nguyễn Thị Thanh Hòa [et al.] // .- 2018 .- Số 110(1) .- Tr. 154-163 .- 610

Mô tả thực trạng dinh dưỡng và xác định một số yếu tố liên quan người trưởng thành dân tộc Tày tại hai xã thuộc huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang năm 2017. Mô tả cắt ngang, tiến hành trên 318 người dân tộc Tày có độ tuổi từ 18 - 65 tuổi của 2 xã thuộc huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, từ tháng 7 - 9/2017. Người trưởng thành dân tộc Tày có chiều cao trung bình ở nam giới là 160,3 ± 6,8 cm, nữ giới là 151,3 ± 6,1 cm; vòng bụng trung bình ở nam giới là 80,4 ± 9,8 cm; nữ giới là 77,4 ± 9,0 cm. Có 10,69% người dân thiếu năng lượng trường diễn (CED), 30,50% thừa cân béo phì, 45,3% bị béo bụng. Các yếu tố: tuổi, giới, hút thuốc lá, thuốc lào; sử dụng rượu bia có mối liên quan với tình trạng béo bụng là tuổi OR = 2,4 (1,42 - 4,07); giới tính OR = 10,51 (5,03 - 21,95); hút thuốc lá OR = 16,18 (5,25 - 49,83), uống rượu bia OR = 8,28 (3,61 - 18,98). Người trưởng thành dân tộc Tày tại hai xã thuộc huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang có tỷ lệ thừa cân béo phì cao. Các yếu tố: tuổi, giới, hút thuốc lá/thuốc lào; sử dụng rượu bia có mối liên quan với tình trạng béo bụng.

13 Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam / Ngô Thị Hương // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 42 - 48 .- 400

Trình bày nội dung: 1. Mở đầu; 2. Thế giới quan thần bí, sơ khai, tín ngưỡng vạn vật hữu linh; 3. Đề cao đời sống tinh thần, sống đoàn kết, hài hòa, tình nghĩa; 4. Đức tính cần cù, thông minh, sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường tự nhiên khắc nghiệt; 5. Cách tư duy tự nhiên, chân thật, phản ánh lối sống giản dị, mộc mạc và 6. Kết luận.

14 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu thực trạng xây dựng và thi hành pháp luật về dân tộc thiểu số, miền núi / Lê Hồng Hạnh // Nhà nước và pháp luật .- 2019 .- Số 4(372) .- Tr. 3 – 17 .- 340

Bài viết đề cập đến cách tiếp cận nghiên cứu thực trạng xây dựng, thi hành pháp luật về vấn đề dân tộc thiểu số, miền núi. Đặc biệt, tác giả đưa ra quan điểm của mình về các khái niệm như: Dân tộc thiểu số, “thể chế” nhằm làm sáng tỏ hơn cách tiếp cận vấn đề, hướng tới hoàn thiện vững chắc hệ thống pháp luật và chính sách hiện hành.

15 Văn hóa của người Lô Lô Đen trong bối cảnh biến đổi kinh tế và du lịch ở vùng biên giới tỉnh Hà Giang / TS. Trần Thị Mai Lan, ThS. Lê Thị Hường // Dân tộc học .- 2018 .- Số 5 (209) .- Tr. 60 - 70 .- 327

Trình bày các nội dung về: Đặt vấn đề; 2. Văn hóa truyền thống của người Lô Lô Đen; 3. Biến đổi về văn hóa của người Lô Lô ở Lũng Cá; 4. Các hoạt động bảo tồn văn hóa truyền thống của cộng đồng người Lô Lô.

16 Nghiên cứu mô hình đào tạo nghề cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại các xã đặc biệt khó khăn ở khu vực Tây Nam Bộ, Việt Nam / PGS.TS. Ngô Quang Sơn // Dân tộc học .- 2018 .- Số 5 (209) .- Tr. 71 - 79 .- 400

Đề xuất 4 nhóm mô hình cần được xây dựng gồm: 1. Mô hình đào tạo nghề theo tổ chức (với 6 mô hình cụ thể); 2. Mô hình đào tạo nghề theo lĩnh vực lao động (với 2 mô hình cụ thể); 3. Mô hình đào tạo nghề đối với lao động trong các vùng chuyên canh (với 2 mô hình cụ thể); 4. Mô hình đào tạo nghề cho phụ nữ dân tộc thiểu số ở các làng nghề (với 3 mô hình cụ thể).

17 Dân tộc học/Nhân học và tiếp cận nghiên cứu nghèo đa chiều ở Việt Nam / ThS. Vũ Đình Mười // Dân tộc học .- 2018 .- Số 4 (208) .- Tr. 3 - 13 .- 305

Nêu lên một số vấn đề cần thảo luận về cách tiếp cận trong bối cảnh phát triển bền vững và hội nhập.

18 Sinh kế của người dân tộc thiểu số thuộc diện tái định cư của tỉnh Hòa Bình trong bối cảnh biến đổi khí hậu / ThS. Nguyễn Quang Tuấn // Dân tộc học .- 2018 .- Số 4 (208) .- Tr. 25 - 33 .- 305

Phân tích tình hình sinh kế của người dân tộc thiểu số thuộc diện tái định cư do các tác động của biến đổi khí hậu gây ra.

19 Một số vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nước ta / PGS.TS. Khổng Diễn // Dân tộc học .- 2018 .- Số 5 (209) .- Tr. 3 - 10 .- 306

Trình bày về một số đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo và những vấn đề đang đặt ra hiện nay đối với các dân tộc thiểu số ở vùng miền núi này.

20 Một vài suy nghĩ về chính sách giáo dục cho người dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay / ThS. Vũ Tuyết Lan // Dân tộc học .- 2018 .- Số 5 (209) .- Tr. 11 - 18 .- 327

Đưa ra một số gợi ý đối với các chính sách giáo dục cho người dân tộc thiểu số Việt Nam: cần hướng tới việc tạo dựng, phát triển môi trường bền vững để nuôi dưỡng, phát triển các giá trị văn hóa tộc người, bản sắc tộc người và ý thức trách nhiệm công dân thay vì chỉ tập trung vào việc đạt được những chỉ số giáo dục quốc dân.