CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bệnh học--Điều trị

  • Duyệt theo:
1 Chẩn đoán và điều trị viêm tụy cấp do tụy đôi bằng đặt stent ống tụy qua nội soi mật tụy ngược dòng: Nhân 1 ca lâm sàng / Đậu Quang Liêu, Trần Duy Hưng, Ngô Gia Mạnh, Doãn Trung San, Trần Ngọc Ánh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V2) .- Tr. 330-334 .- 610

Tụy phân đôi là bất thường bẩm sinh xảy ra ở 4 - 14% dân số. Tỷ lệ viêm tụy cấp ở tụy phân đôi dao động từ 25 - 38%, thường tái phát nhiều đợt. Tại Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tiếp nhận bệnh nhân nữ 57 tuổi vào viện vì đau bụng thượng vị. Bệnh nhân có tiền sử viêm tụy cấp > 10 lần. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm tụy cấp Balthazar D - tụy phân đôi. Bệnh nhân được can thiệp nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) đặt stent ống tuy. Sau can thiệp theo dõi sau 6 tháng bệnh nhân không xuất hiện tình trạng viêm tụy cấp.

2 Nghiên cứu tác dụng điều trị viêm loét dạ dày của cao chiết lá Sanchezia nobilis Hook.F trên thực nghiệm / Bùi Thị Xuân, Trần Minh Ngọc, Trần Thanh Hà, Đặng Thị Thu Hiên // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V1) .- Tr. 278-289 .- 610

Lá cây Khôi đốm (Sanchezia nobilis Hook.F) đã được sử dụng trong dân gian như một vị thuốc điều trị viêm loét dạ dày. Nghiên cứu sử dụng dịch chiết cồn toàn phần lá Khôi đốm để đánh giá tác dụng điều trị viêm loét dạ dày và giảm đau trên thực nghiệm. Mô hình thắt môn vị được tiến hành theo phương pháp Shay trên chuột cống trắng chủng Wistar ở 3 mức liều 450 mg/kg; 150 mg/kg và 50 mg/kg. Nghiên cứu tác dụng giảm đau trên mâm nóng và máy đo ngưỡng đau ở 2 mức liều 300 mg/kg và 900 mg/kg trên chuột nhắt trắng chủng Swiss.

3 Hiệu quả và tính an toàn của điện châm luồn kim dưới da kết hợp xoa bóp bấm huyệt trong điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh / Nguyễn Tuyết Trang, Trần Văn Thuấn, Nguyễn Phương Anh, Phạm Thị Hải Yến // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tr. 111-118 .- 610

Tỷ lệ liệt VII ngoại biên do lạnh trên thế giới là 20-30/100.000 người/ năm, phổ biến từ 15 - 40 tuổi. Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp điện châm luồn kim dưới da kết hợp xoa bóp bấm huyệt trong điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh. 60 bệnh nhân được chẩn đoán liệt VII ngoại biên do lạnh, chia 2 nhóm: điện châm luồn kim dưới da kết hợp xoa bóp bấm huyệt và điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt.

4 Kết quả của điện châm nhóm huyệt "QT1" trên bệnh nhân bí tiểu sau phẫu thuật chấn thương cột sống lưng - thắt lưng / Nguyễn Thị Thanh Tú, Nguyễn Tuyết Trang, Tạ Đăng Quang // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 157 - Số 09 .- Tr. 163- 171 .- 610

Nghiên cứu nhằm mô tả kết quả của phương pháp điện châm nhóm huyệt "QT1" trong điều trị bí tiểu ở bệnh nhân sau phẫu thuật cột sống lưng - thắt lưng do chấn thương và khảo sát một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị. Nghiên cứu can thiệp, so sánh kết quả trước và sau điều trị. 32 bệnh nhân bí tiểu sau phẫu thuật chấn thương cột sống lưng - thắt lưng được điện châm nhóm huyệt "QT1" gồm các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Khúc cốt và Huyết hải hai bên, 20 phút/1 lần/ngày.

5 Yếu tố liên quan đến ngừng điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng buprenorphine tại ba tỉnh miền núi phía Bắc, Việt Nam / Đào Thị Diệu Thúy, Vũ Minh Anh, Đinh Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thu Trang, Lê Minh Giang // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 157 - Số 09 .- Tr. 192-201 .- 610

Sử dụng thiết kế nghiên cứu thuần tập, nghiên cứu mô tả yếu tố nguy cơ của ngừng điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng buprenorphine. Đối tượng nghiên cứu gồm 130 bệnh nhân điều trị buprenorphine tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc, Việt Nam. Tiêu chuẩn lựa chọn: từ 16 tuổi trở lên, khởi liều buprenorphine trong giai đoạn từ tháng 9/2019 - 12/2019, và đồng ý tham gia nghiên cứu. Nguồn dữ liệu gồm trích lục bệnh án hàng tháng từ khi khởi liều đến hết tháng 12/2020 và phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi cấu trúc tại hai mốc thời gian: tháng 6/2020 và 9/2020.

6 Báo cáo trường hợp nhiễm nấm Histoplasma lan toả và nhiễm CMV tủy xương ở bệnh nhân không nhiễm HIV / Lê Thị Họa, Lương Hương Giang, Đỗ Duy Cường, Phạm Thị Thảo Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 157 - Số 09 .- Tr. 232-238 .- 610

Trong bài báo này, chúng tôi báo cáo về một trường hợp đồng thời nhiễm nấm Histoplasma lan toả và nhiễm Cytomegalo virus (CMV) tủy xương ở bệnh nhân không nhiễm HIV được chẩn đoán, điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai. Đây là ca bệnh đầu tiên được báo cáo tại Việt Nam. Bệnh nhân nam 52 tuổi tiền sử khoẻ mạnh vào vì sốt kéo dài hơn 1 tháng, gầy sút cân. Bệnh nhân được làm huyết tuỷ đồ và sinh thiết tuỷ xương có hình ảnh nhiễm nấm trong tuỷ xương và hình ảnh mắt cú.

7 Đặc điểm khối tế bào gốc phân lập từ tủy xương tự thân hỗ trợ điều trị bệnh teo đường mật bẩm sinh / Nguyễn Thanh Bình, Phạm Duy Hiền, Nguyễn Phạm Anh Hoa, Trần Minh Điển, Hoàng Tuấn Khang, Nguyễn Bảo Ngọc, Hà Thị Phương, Lê Đức Minh, Đặng Thị Hà, Lương Thị Nghiêm, Nguyễn Thị Duyên // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 156 - Số 08 .- Tr. 20-27 .- 610

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu mô tả đặc điểm khối tế bào gốc phân lập từ dịch tủy xương hỗ trợ điều trị bệnh teo đường mật bẩm sinh ở trẻ em. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 bệnh nhân chẩn đoán teo đường mật bẩm sinh được điều trị phẫu thuật Kasai kết hợp với truyền tế bào gốc tủy xương tự thân trong mổ tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

8 Nhồi máu cơ tim cấp ở trẻ vị thành niên : báo cáo ca bệnh / Nguyễn Sinh Hiền, Đặng Thị Hải Vân, Nguyễn Thị Hải Anh, Lê Trọng Tú // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 237-242 .- 610

Nghiên cứu trình bày báo cáo ca bệnh nhồi máu cơ tim cấp ở trẻ vị thành niên. Nhồi máu cơ tim cấp là bệnh đe dọa tính mạng, bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, rất hiếm gặp ở trẻ vị thành niên. Nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn lipid máu có tính chất gia đình hoặc huyết khối gây tắc mạch. Báo cáo ca bệnh nam 10 tuổi bị nhiều cơn đau ngực trong vòng 1 tháng, mỗi cơn kéo dài 30 phút – 1 giờ, trẻ đau ngực dữ dội, đau lan xuống tay trái, kèm vã mồ hôi, da tái. Trẻ được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên trên nền bệnh nhân bị thiểu sản lá cành trái kèm hẹp xoang valsalva trái của động mạch chủ. Bệnh nhân được phẫu thuật sửa van động mạch chủ và mở rộng xoang valsalva trái. Bệnh nhân tái khám sau 1 tháng không còn phát hiện vấn đề gì bất thường. Bất thường cấu trúc van động mạch chủ và xoang valsalva bẩm sinh gây nhồi máu cơ tim ở trẻ vị thành niêm cần tìm và điều trị kịp thời sẽ mang lại kết quả tốt và không để lại di chứng.

9 Tỷ lệ viêm phúc mạc trên trẻ thẩm phân phúc mạc tại Bệnh viện Nhi Trung ương / Lương Thị Phượng, Tống Ngọc Huy, Nguyễn Ngọc Huy, Đào Trường Giang, Nguyễn Thu Hương // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 79-85 .- 610

Nhằm đánh giá tỷ lệ viêm phúc mạc trên trẻ thẩm phân phúc mạc tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Thẩm phân phúc mạc là phương thức lọc máu ưu tiên cho trẻ cần điều trị thay thế thận, trong đó viêm phúc mạc là một trong những biến chứng phổ biến nhất của thẩm phân phúc mạc. Viêm phúc mạc là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ phải nhập viện điều trị, chiếm 58,2% tổng số lần bệnh nhân nhập viện vì biến chứng ở trẻ thẩm phân phúc mạc, với tỷ lệ 0,64 đợt/bệnh nhân – năm. Tỷ lệ nuôi cấy âm tính ở các đợt viêm phúc mạc còn cao 56,4%. Căn nguyên hay gặp nhất là Staphylococcus aureus. Thẩm phân phúc mạc là phương thức lọc máu được trẻ em lựa chọn vì nhiều lý do, bao gồm giá thành rẻ, quy trình đơn giản cho phép thực hiện tại nhà để trẻ có thể trở lại trường học bình thường và các hoạt động khác.

10 Đặc điểm lâm sàng và yếu tố nguy cơ viêm não thất ở bệnh nhân chảy máu não thất được đặt dẫn lưu não thất / Khuất Hồng Nhung, Lương Quốc Chính // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 42-53 .- 610

Nghiên cứu nhằm xác định đặc điểm lâm sàng và yếu tố nguy cơ viêm não thất ở bệnh nhân chảy máu não thất được đặt dẫn lưu não thất. Chảy máu não thất là một biến chứng thường gặp của chảy máu não và chảy máu dưới nhện. Chảy máu não thất có thể bao gồm từ một lớp máu mỏng ở sừng sau của não thất bên cho tới tràn ngập máu trong toàn bộ hệ thống não thất. Biến chứng chảy máu não thất sau đột quỵ chảy máu não hoặc chảy máu dưới nhện làm tăng áp lực nội sọ bởi hiệu ứng khối từ máu động hoặc bởi giãn não thất cấp phối hợp do tắc nghẽn hệ thống não thất. Giãn não thất cấp có thể khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng và thường phải cần tới biện pháp can thiệp cấp cứu là đặt một dẫn lưu thất ra ngoài (EVD) nhằm theo dõi và điều trị tăng áp lực nội sọ cũng như hỗ trợ làm sạch máu trong não thất.