CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thị trường

  • Duyệt theo:
1 Thị trường lúa gạo thế giới: Xu hướng và những tác động đến Việt Nam / Hoàng Thị Vân // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 17-20 .- 658

Thời gian qua, thị trường lúa gạo thế giới có nhiều biến động, nhu cầu và giá lúa gạo có xu hướng tăng cao, từ đó, có tác động không nhỏ đến thị trường lúa gạo Việt Nam. Năm 2023, sản xuất lúa gạo ở nước ta diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước và mang về kỷ lục mới cho xuất khẩu gạo. Thị trường lúa gạo trong nước có diễn biến khá sôi động, giá lúa gạo nội địa và giá gạo xuất khẩu có xu hướng tăng. Kỳ vọng thời gian tới, xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục có nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ.

2 Diễn biến thị trường, giá cả xăng dầu và kiến nghị chính sách / Phạm Minh Thụy // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 21-24 .- 658

Giá cả, thị trường xăng dầu trên thế giới từ năm 2020 đến nay có sự biến động rất mạnh, chủ yếu là do cung – cầu xăng dầu bị mất cân đối và chịu tác động của cuộc xung đột quân sự Nga với Ukraine, chiến sự ở khu vực Trung Đông... Giá xăng dầu thế giới biến động mạnh làm cho giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam cũng biến động theo. Bài viết nêu một số thành công về chính sách điều hành giá xăng dầu và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách điều hành giá xăng dầu ở Việt Nam.

3 Xu hướng lạm phát thế giới: Tác động và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam / Trần Thị Mai Thành // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 25-27 .- 330

Lạm phát thế giới tăng cao vào năm 2022, sụt giảm vào năm 2023 và được dự báo có xu hướng tiếp tục giảm trong năm 2024. Khi lạm phát thế giới suy giảm, áp lực và rủi ro lạm phát lên các nền kinh tế lớn không còn cao nữa thì ngân hàng trung ương các nước như Mỹ, Liên minh châu Âu… sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ hơn. Lãi suất sẽ giảm, thị trường chứng khoán khởi sắc, hoạt động đầu tư và tiêu dùng tăng, tổng cầu tăng, sản lượng, việc làm và thu nhập có sự gia tăng đồng thời. Nghiên cứu này gợi mở một số chính sách cho Việt Nam.

4 Diễn biến thị trường, chỉ số giá tiêu dùng và dự báo năm 2024 / Vũ Duy Nguyên // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 6-10 .- 330

Năm 2023 được đánh giá có nhiều thách thức cũng như điểm sáng đối với các thị trường, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đất nước vừa thoát khỏi đại dịch COVID-19, tập trung thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm (giai đoạn 2021-2025) và có nhiều biến động bất thường về địa chính trị trong khu vực và trên thế giới thì việc xem xét diễn biến các thị trường, CPI năm 2023 và dự báo năm 2024 trên quan điểm kinh tế vĩ mô có ý nghĩa quan trọng để đưa ra khuyến nghị trong công tác quản lý và điều hành kinh tế.

5 Mối quan hệ nhà nước, thị trường và xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay / Vũ Thị Thúy Hằng // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 16-19 .- 330

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữa Nhà nước, thị trường và xã hội có quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện vai trò, chức năng của mình. Mối quan hệ Nhà nước - thị trường - xã hội là mối quan hệ lớn, cơ bản, đòi hỏi phải giải quyết hài hòa trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Giải quyết tốt mối quan hệ này chính là góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.

6 Thị trường tài chính toàn cầu và những triển vọng mới / Nguyễn Như Quỳnh // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (816+817) - Tháng 01 .- Tr. 96-98 .- 332

Thị trường tài chính toàn cầu trong năm 2023 trải qua nhiều biến động trong xu hướng điều chỉnh chính sách tiền tệ thắt chặt trên toàn cầu, áp lực lạm phát cao, tăng trưởng kinh tế trì trệ. Tuy nhiên, những kỳ vọng vào sự đảo chiều của chính sách tiền tệ vào cuối năm 2023 đã hỗ trợ sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán toàn cầu; các biện pháp can thiệp kịp thời từ cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ, Thụy Sỹ đã ngăn ngừa cuộc khủng hoảng ngân hàng…

7 Một số mô hình cân bằng tĩnh trong thị trường nhiều hàng hóa / Lê Thị Huệ // .- 2023 .- Số 648 - Tháng 12 .- Tr. 64-71 .- 658

Bài viết trình bày về một số mô hình cân bằng tĩnh dạng tuyến tính tổng quát và mô hình dạng phi tuyến. Số lượng nghiệm của một số mô hình cân bằng tĩnh phi tuyến tính đã được tìm ra với điều kiện là các hàm cung và cầu được biểu diễn bằng các đa thức. Ngoài ra, cần lưu ý rằng nếu một số loại mô hình phi tuyến có thể quy về mô hình tuyến tính thì lượng cân bằng của mỗi loại hàng hóa của các mô hình này giống nhau ở các điểm căn bằng giá khác nhau, khi số lượng chỉ số giá trong các mô hình được thử nghiệm là như nhau và các hệ số tương ứng trong những mô hình này là như nhau. Những giải pháp như vậy đặc biệt có giá trị và ý nghĩa trong lĩnh vực ra quyết định, giúp cho nhà đầu tư lựa chọn mô hình với giá cân bằng tối ưu nhất.

8 Hoạt động cho vay của ngân hàng Việt Nam trước ảnh hưởng của thị trường tập trung / Dương Thị Mai Phương, Đặng Văn Dân // .- 2023 .- Số 22 - Tháng 11 .- Tr. 9-15 .- 332.12

Nghiên cứu phân tích tác động của cấu trúc thị trường tập trung đến khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại (NHTM). Cho tới nay, hướng nghiên cứu về mối quan hệ giữa thị trường tập trung và hoạt động cho vay trong thị trường ngân hàng Việt Nam chưa được nghiên cứu nhiều. Để ước lượng các mô hình trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng kĩ thuật dữ liệu bảng động vì cho vay của ngân hàng có thể bị ảnh hưởng bởi các giá trị trong quá khứ của nó. Mô hình dữ liệu bảng động được ước tính bằng cách sử dụng phương pháp GMM (Generalized Method of Moments) hai bước hệ thống để tạo ra các ước lượng hiệu quả. Mẫu nghiên cứu được sử dụng là dữ liệu từ năm 2007 đến năm 2021 của 30 NHTM. Kết quả thực nghiệm cho thấy, khi mức độ tập trung cao hơn, sức mạnh thị trường tăng lên, sẽ làm gia tăng mức độ tăng trưởng cho vay của ngân hàng. Do đó, nhóm tác giả cho rằng, nên khuyến khích việc sáp nhập và mua lại các ngân hàng vừa và nhỏ để hiện thực hóa một hệ thống ngân hàng hợp nhất hơn.

9 Sự tập trung của thị trường và thu nhập lãi của các ngân hàng Việt Nam / Dương Thị Mai Phương, Đặng Văn Dân // .- 2023 .- Sô 17 (626) .- Tr. 75-81 .- 332.12

Nghiên cứu này phân tích tác động của tập trung thị trường đối với biên lãi ròng (NIM) của các ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng công cụ ước lượng moment tổng quát (GMM) hệ thống hai bước cho một mẫu gồm 30 ngân hàng từ năm 2007–2021, tạo ra một bộ dữ liệu bảng không cân bằng gồm 439 quan sát. Mức độ tập trung của ngân hàng được đo lường bằng tỷ lệ tập trung của 3 hoặc 5 ngân hàng lớn nhất và chỉ số HHI về tổng bình phương thị phần theo tài sản của mỗi ngân hàng trong ngành ngân hàng. Kết quả cho thấy, một thị trường có tính tập trung cao hơn thì các ngân hàng có mức biên lãi thuần NIM thấp hơn. Do đó, để tránh quyền lực thị trường và tập trung quá mức đồng thời gây ảnh hưởng bất lợi đến thu nhập lãi của ngân hàng, các cơ quan quản lý nên thận trọng trong việc phê duyệt các vụ sáp nhập ngân hàng để không tạo ra ngân hàng chi phối quá lớn trong hệ thống.

10 Thị trường bất động sản và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam / Trần Thị Kim Chi // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 33-35 .- 332

Thị trường bất động sản là một trong những thị trường có vị trí và vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, có quan hệ trực tiếp với các thị trường tài chính tiền tệ, thị trường xây dựng, thị trường vật liệu xây dựng, thị trường lao động... Những vấn đề bất ổn của thị trường này không chỉ là vấn đề riêng của thị trường bất động sản mà sẽ tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô của nền kinh tế. Bài viết làm rõ các vấn đề của thị trường bất động sản ở Việt Nam hiện nay và tác động của thị trường này đến ổn định kinh tế vĩ mô.