CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thị trường

  • Duyệt theo:
21 Thúc đẩy liên kết nông dân, doanh nghiệp và thị trường: vấn đề và giải pháp / Phạm Vĩnh Thắng // .- 2023 .- Số 628+629 .- Tr. 22-24 .- 658

Trong lúc bối cảnh nông nghiệp hội nhập và cạnh tranh đã thay đổi nhanh chóng, tiêu thu được sản phẩm với giá bao nhiêu trở thành bài toán cốt yếu. Ngành nông nghiệp Việt Nam đang tồn tại nghịch lý một đất nước nông dân, diện tích đất canh tác tính trên đầu người thấp, nông dân lo sợ về sản phẩm nông sản đầu ra, hàng năm vẫn bỏ ra hàng tỉ USD để nhập sản phẩm nông nghiệp.

22 Thị trường bảo hiểm Việt Nam: Phát triển an toàn, bền vững, hiệu quả / Ngô Việt Trung // .- 2023 .- Số 792+793 .- Tr. 97-100 .- 368

Năm 2022 thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trước tác động của dịch bệnh Covid-19. Mặc dù vậy với nỗ lực triển khai hàng loạt chính sách của Chính phủ về hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế và tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực bảo hiểm, thịt trường bảo hiểm ăm 2022 vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Cơ quan quản lý sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ thị trường bảo hiểm phát triển trong năm 2023 và các năm tiếp theo.

23 Minh bạch thể chế và giá trị thương vụ trong thị trường sáp nhập và mua lại xuyên biên giới / Hoàng Dương Việt Anh, Đặng Hữu Mẫn, Nguyễn Ngọc Thắng, Trần Quốc Anh // .- 2022 .- Số 12(535) .- Tr. 71-83 .- 658

Nghiên cứu này phân tích dữ liệu gồm tất cả các thương vụ sáp nhập và mua lại hoàn thành ở 82 quốc gia tiếp nhận đầu tư giai đoạn 2000-2015 để làm rõ ảnh hưởng của chất lượng kiểm soát tham nhũng ở pham vi quốc gia đến giá trị thương vụ sáp nhập và mua lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi quốc gia tiếp nhận đầu tư gia tăng, Tuy nhiên mối quan hệ này không đơn thuần là tuyến tính. Nghiên cứu nhận thấy, khi quốc gia tiếp nhận đầu tư ngày càng hoàn hảo trong kiểm soát tham nhũng thì giá trị thương vụ đạt đến lại quay đầu giảm.

24 Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển thị trường xe điện và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Đức Long // .- 2022 .- Số 10(533) .- Tr. 88-98 .- 658

Ngày nay xe điện dần trở thành một xu hướng của tương lai và phát triển thị trường xe điện là một trong những cấu phần quan trọng đế hướng tới nền kinh tế không phát thải của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu này phân tích kinh nghiệm quốc tế trong phát triển thị trường xe điện, từ đó đưa ra những bài học cho Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy Việt Nam cần xây dựng chính sách cây gậy và củ cà rốt trong phát triển thị trường xe điện.

25 Kinh tế Halal : tiềm năng nền kinh tế “bị ngủ quên” và cơ hội tham gia chuỗi cung ứng Halal toàn cầu của Việt Nam / Đinh Công Hoàng // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2022 .- Số 2 (198) .- Tr. 3-11 .- 330

Nghiên cứu nêu lên một số vấn đề lý luận về kinh tế Halal, phân tích bức tranh tổng thể về hiện trạng hệ thống tiêu chuẩn Halal, đồng thời đánh giá các tiềm năng, cơ hội cũng như thách thức của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình tiếp cận thị trường Halal, từ đó tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng Halal toàn cầu.

26 Ngành Halal Việt Nam : thực trạng và triển vọng / Nguyễn Trọng Tuấn Anh // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2022 .- Số 2 (198) .- Tr. 48-56 .- 330

Phân tích một số lợi thế và hạn chế của việc phát triển ngành Halal Việt Nam, từ đó đưa ra một số gợi ý thúc đẩy sự phát triển ngành này trong thời gian tới. Tác giả sử dụng cách tiếp cận định tính, đa ngành liên ngành, quốc tế học, thu thập thông tin thứ cấp từ các ấn phẩm tạp chí trực tuyến, các báo cáo và ấn phẩm từ các tổ chức khác nhau.

27 Sản phẩm Halal – tiếp cận từ khía cạnh tiêu chuẩn hóa / Ngô Thị Ngọc Hà, Lê Thành Hưng // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 4(757) .- Tr. 23-24 .- 330

Trình bày tiếp cận từ khía cạnh tiêu chuẩn hóa của sản phẩm Halal. Nhu cầu sử dụng sản phẩm Halal tăng mạnh không chỉ do sự gia tăng về số lượng người theo Hồi giáo mà còn vì nhiều người không theo đạo Hồi nhưng vẫn ưa thích thực phẩm Halal, do chúng đáp ứng các tiêu chí về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, sản phẩm Halal còn mở rộng không chỉ đối với thực phẩm mà cả dược phẩm, mỹ phẩm và nhiều mặt hàng khác.Việc tiêu chuẩn hóa các đối tượng liên quan đến sản phẩm Halal là một trong các biện pháp quan trọng của Bộ KH&CN, cùng với các bộ, ngành nhằm đưa sản phẩm Halal của Việt Nam tiếp cận tốt hơn với thị trường Halal toàn cầu, góp phần tăng giá trị của chuỗi nông sản Việt Nam.

28 Chủ động thích ứng linh hoạt trong tình hình thị trường nhiều bất ổn / // .- 2022 .- Số 399 .- Tr. 9-13 .- 658

Trong những ngày gần đây, trên bình diện quốc tế, xung đột giữa Nga và Ukraine đã gây ra những tác động lớn tới an ninh, địa chính, chính trị ảnh hưởng lớn tới kinh tế toàn cầu. Kèm theo đó là rủi ro lạm phát, suy thoái, điều kiện tăng trưởng chậm, tỷ lệ thất nghiệp cao.

29 Tổng quan về thị trường xơ và sợi toàn cầu / Nguyễn Trọng Nghĩa // .- 2022 .- Số 399 .- Tr. 22-23 .- 658

Ngành dệt đang chứng kiến nhu cầu lớn tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do sự bùng nổ dân số. Việc thích nghi với các xu hướng mới trên toàn cầu và sự ra đời của các loại vải mới là một trong những yếu tố chính thúc đẩy nhu cầu đối với sợi dệt.

30 Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại một số quốc gia ở châu Á / Võ Lê Phương // .- 2021 .- Số 766 .- Tr. 28-31 .- 332.64

Ở các quốc gia châu Á, nhất là khu vực ASEAN+3, huy động vốn qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã trở thành kênh huy động vốn lớn trong mối tương quan với kênh vay vốn từ ngân hàng và kênh huy động vốn cổ phần qua thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, quá trình xây dựng, quy mô phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở mỗi quốc gia là khác nhau. Bài viết tìm hiểu chính sách phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở một số nước ở châu Á, từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm nhằm giúp Việt Nam phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp công khai, minh bạch, bền vững trong tương lai.