CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Hành vi--Người tiêu dùng

  • Duyệt theo:
21 Nghiên cứu hành vi sử dụng game mobile online của người tiêu dùng Hà Nội / Trần Thu Nga, Bùi Thị Hồng Hạnh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 560 .- Tr. 103-105 .- 658

Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, nhóm tác giả đã tiến hành điều tra 200 người dân ở độ tuổi 13-30 trên địa bàn Hà Nội, nhằm tìm hiểu ý kiến đánh giá thực tế về hành vi lựa chọn và sử dụng game mobile online hiện nay. Từ đó, bài viết đưa ra một số đề xuất giải pháp để hoạch định chiến lược Marketing cho các nhà phát hành game online mobile dựa trên kết quả nghiên cứu.

22 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sản phẩm bột ăn dặm cho trẻ em trên thị trường Việt Nam / Bùi Phương Linh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 560 .- Tr. 46-48 .- 658

Sự phát triển của tầng lớp trung lưu, đô thị hóa và sự gia tăng số lượng phụ nữ trong lực lượng lao động là yếu tố chính ảnh hưởng đến việc sử dụng các sản phẩm tiện lợi như sữa bột, thực phẩm chuẩn bị sẵn cho trẻ em và tã giấy. Do vậy, việc sử dụng các sản phẩm bột ăn dặm dành cho con em mình là một giải pháp khá tối ưu. Điều này đã mở ra một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm bột ăn dặm cho trẻ em trên thị trường Việt Nam.

23 Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua căn hộ chung cư cao cấp của người tiêu dùng tại TP. Đà Nẵng / Nguyễn Huy Tuân, Mai Thị Hồng Nhung // .- 2019 .- Số 705 .- Tr. 159 – 162 .- 658.834 2

Tác giả sử dụng phương pháp khảo sát, tổng hợp và phân tích dữ liệu được sử dụng thông qua phần mềm SPSS phiên bản 22.0 đã mang lại những kết quả nghiên cứu đáng tin cậy, là cơ sở để hình thành một số hàm ý chính sách có giá trị liên quan đến hoạt động kinh doanh căn hộ chung cư cao cấp của các nhà đầu tư.

24 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng tại tỉnh Đồng Nai / Tạ Thị Thanh Hương // .- 2019 .- Số 705 .- Tr. 169 – 171 .- 658.834 2

Bài viết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng tại tỉnh Đồng Nai bằng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 6 nhân tố với 35 biến quan sát sử dụng thang đo likert 5 điểm có tác động cùng chiều.

25 Nghiên cứu hành vi khách du lịch tại các khách sạn 4 sao trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh: phân tích dữ liệu từ trang Booking.com / Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Hoàng // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 141 .- Tr. 39-48 .- 910

Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch được xem là một giải pháp quan trọng nhằm cải thiện hiệu quả du lịch Việt Nam, làm tăng tỷ lệ khách du lịch quốc tế quay trở lại Việt Nam. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu phân tích hành vi khách hàng trải nghiệm dịch vụ tại các khách sạn 4 sao tại Quảng Ninh trong năm 2019 sử dụng cơ sở dữ liệu của nhà cung cấp Booking.com tổng hợp ý kiến phản hồi của các khách du lịch trong và ngoài nước đánh giá về các yếu tố dịch vụ khách sạn gồm các yếu tố: sạch sẽ, wifi, đáng giá tiền, vị trí, tiện nghi và sự thoải mái. Kết quả phân tích của bài báo chỉ ra các đặc điểm trong hành vi khách hàng và cảm nhận về dịch vụ khách sạn, có thể sử dụng làm cơ sở để các doanh nghiệp hoàn thiện các chiến lược marketing dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hướng tới sự hài lòng của khách hàng.

26 Giải thích ý định giảm thiểu sử dụng túi nhựa của du khách quốc tế bằng lý thuyết hành vi dự định mở rộng / Nguyễn Hữu Khôi // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 273 .- Tr. 43-52 .- 658

Nghiên cứu này nhằm điền vào khoảng trống trong việc khám phá các nhân tố tác động đến ý định giảm thiểu sử dụng túi nhựa của du khách quốc tế. Theo đó, nghiên cứu này mở rộng lý thuyết hành vi dự định bằng việc bổ sung quy chuẩn hình mẫu bên cạnh thái độ, kiểm soát hành vi cảm nhận và quy chuẩn quy phạm và giả thuyết các biến số này tác động đến ý định của du khách. Hơn nữa, quy chuẩn quy phạm và quy chuẩn hình mẫu cũng được giả thuyết có tác động đến thái độ của du khách. Áp dụng phương pháp bình phương bé nhất riêng phần với phần mềm SmartPLS trên một mẫu 200 du khách quốc tế, kết quả cho thấy các giả thuyết đều được ủng hộ. Vì vậy, nghiên cứu có những đóng góp về mặt học thuật và thực tiễn.

27 Các yếu tố tác động đến lòng tin của người mua hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử ở Việt Nam / Trần Văn Hưng, Lê Nguyễn Bình Minh, Tô Thị Ngọc Liên // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 500 .- Tr. 19-27 .- 658

Nghiên cứu này kiểm định các yếu tos trên Website tác động đến long tin ban đầu của người tiêu dùng đối với nhà bán lẻ trực tuyến, từ đó giúp cho các nhà nghiên cứu và nhà bán lẻ trực tuyến, cac sàn thương mại điện tử hiểu được tầm quang trọng trong việc xây dựng vfa củng cố long tin của người tiêu dùng để thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm trên trang web của họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố trên website bán lẻ gồm có thiết kế giao diện, các thông tin trên website có ảnh hưởng mạnh đến long tin ban đầu của người tiêu dùng trực tuyến.

28 Nhân tố tác động đến hành vi mua hàng ngẫu hứng trực tuyến và hệ quả tại TP. Hà Nội / Nguyễn Bình Minh, Trần Quí Nam // .- 2019 .- Số 717 .- Tr. 74 – 76 .- 658

Nghiên cứu nhằm xây dựng mô hình những nhân tố tác động đến hành vi mua hàng ngẫu hứng cũng như tác động của hành vi này đến sự thỏa mãn của khách hàng, mô hình đề xuất 7 biến độc lập tác động đến hành vi mua hàng ngẫy hứng của khách hàng; 1 biến trung gian và 1 biến phụ thuộc.

29 Sự thay đổi thói quen tiêu dùng và vấn đề khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam (Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội) / Nguyễn Thị Minh Ngọc, Trịnh Thị Phượng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 1 (86) .- Tr. 54 - 62 .- 658

Phân tích những thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người dân Hà Nội, qua đó khuyến khích người Việt Nam ưu tiên đung hàng Việt Nam để tạo điều kiện cho sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp Việt.

30 Hành vi tiêu dùng bền vững trong lĩnh vực ăn uống của giới trẻ: nghiên cứu so sánh các nhóm sinh viên trên địa bàn Hà Nội / Phạm Tuấn Anh, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh // .- 2019 .- Số 136 .- Tr. 20-29 .- 658

N ghiên cứu này nhằm đo lường hành vi tiêu dùng bền vững của nhóm sinh viên, sau đó khám phá có hay không sự khác biệt trong lựa chọn hành vi tiêu dùng bền vững giữa các nhóm sinh viên đang theo học tại các trường đại học tại Hà Nội, được phân theo các biến kiểm soát bao gồm giới tính, năm học vấn, tôn giáo, tình trạng quan hệ, tình trạng cư trú, chi tiêu trung bình. Thông qua phân tích dữ liệu thu thập được từ 791 sinh viên từ những hành vi thường ngày trong tiêu dùng cho mục đích ăn uống, kết quả nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về sự khác biệt trong tiêu dùng bền vững cho mục đích ăn uống của các nhóm sinh viên phân theo giới tính, năm học, tôn giáo, tình trạng cư trú và mức chi tiêu trung bình, nhưng có sự khác biệt về lựa chọn tiêu dùng bền vững giữa các nhóm sinh viên phân theo tình trạng quan hệ gồm: (i) độc thân, (ii) có người yêu và (iii) đã kết hôn trong đó, nhóm sinh viên có người yêu có mức độ lựa chọn tiêu dùng bền vững trong ăn uống cao hơn so với các sinh viên còn độc thân, chưa có người yêu.