CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Viêm phổi

  • Duyệt theo:
11 Thực hành chẩn đoán và điều trị viêm phổi do nấm / Cao Xuân Thục // .- 2017 .- Số 10 .- Tr. 59 - 63 .- 610

Viêm phổi do nấm chiếm một phần nhỏ trong viêm phổi và Candida là tác nhân thường gặp nhất gây nhiễm nấm xâm lấn, chiếm tỉ lệ 70-90%. Nấm có thể thường trú trong cơ thể mà không gây bệnh hoặc có thể gây bệnh thật sự, đặc biệt trên các cơ địa suy giảm miễn dịch. Mặc dù khởi đầu nhanh chóng điều trị kháng nấm thích hợp giúp kiểm soát nhiễm nấm Candida xâm lấn và cải thiện tiên lượng, tuy nhiên chẩn đoán sớm nhiễm nấm xâm lấn vẫn còn là thách thức và các tiêu chuẩn khởi đầu điều trị kháng nấm theo kinh nghiệm vẫn chưa được định nghĩa đầy đủ. Để điều trị nấm thành công cần biết làm thế nào nấm trốn tránh hệ thống miễn dịch và tồn tại bên trong các tế bào chủ cũng như làm thế nào cơ thể người nhận biết và chống nấm xâm nhập. Việc quan trọng nhất trong kiểm soát nhiễm nấm là nâng cao nhận thức của các bác sĩ lâm sàng khi nào nấm gây bệnh có ý nghĩa và dân số bệnh nhân nào có nguy cơ, cũng như chọn lựa thuốc kháng nấm hiệu quả. Về lâu dài, cần phát triển các xét nghiệm chẩn đoán mới nhanh và chính xác.

12 Nghiên cứu nồng độ IL-6 huyết thanh ở trẻ em không viêm phổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương / Nguyễn Thị Ngọc Trân, Phùng Thị Bích Thủy // .- 2019 .- Số đặc biệt .- Tr. 55-59 .- 610

Nghiên cứu mối liên quan giữa các chỉ số sinh học phản ánh tình trạng viêm và viêm phổi ở bệnh nhi góp phần quan trọng trong chẩn đoán sớm, điều trị đúng và tiên lượng bệnh. Để áp dụng trong lâm sàng thì nghiên cứu chỉ số Cytokin trên nhóm chứng là hết sức quan trọng, điển hình là nồng độ IL-6.

13 Đặc điểm lâm sàng viêm phổi không điển hình do vi khuẩn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014 / Phạm Thu Hiền // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 33-38 .- 610

Đặc điểm lâm sàng viêm phổi không điển hình do vi khuẩn ở 215 trường hợp là trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014. Kết quả cho thấy các dấu hiệu cơ năng, thực thể gặp trong viêm phổi không điển hình đơn thuần khá đa dạng và không đặc hiệu, bao gồm sốt, ho, chán ăn, viêm họng, thực thể ran ẩm, ran phế quản, số lượng lớn bệnh nhân khám phổi không phát hiện được già dễ bỏ sót chẩ đoán.

14 Bước đầu nghiên cứu nồng độ vitamin D huyết thanh và ảnh hưởng đến kết quả điều trị ở bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) tại Bệnh viện 74 Trung ương / Đặng Văn Khoa, Nguyễn Kiến Doanh // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 28-32 .- 610

Nghiên cứu nồng độ vitamin D huyết thanh và ảnh hưởng đến kết quả điều trị trên 100 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) tại Bệnh viện 74 Trung ương trong thời gian từ 6/2017 đến 12/2017. Kết quả cho thấy giảm nồng độ 25(OH)D3 gặp ở 34% số bệnh nhân lao phổi mới AFB(+). Sau 2 tháng điều trị, nhóm có nòng độ 25(OH)D3 bình thường có kết quả tốt hơn so với nhóm có nồng độ 25(OH)D3 giảm.

15 Hiệu quả điều trị của kháng sinh Amoxicilin/Clavunate và Ceftriaxone trong điều trị viêm phổi trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại khoa Nhi tổng hợp 1 bệnh viện Trung ương Huế / Trần Ngọc Nhân, Lê Thị Cúc // Y dược học (Điện tử) .- 2016 .- Số 0 .- Tr. 210-215 .- 610

Đánh giá hiệu quả điều trị của kháng sinh Amoxicilin/Clavunate và Ceftriaxone trong điều trị viêm phổi trẻ em trên 193 bệnh nhi từ 2 tháng đến 5 tuổi tại khoa Nhi tổng hợp 1, bệnh viện Trung ương Huế. Kết quả cho thấy Amoxicilin/Clavunate và Ceftriaxone hiệu quả tốt trong điều trị viêm phổi ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi. Amoxicilin/Clavunate và Ceftriaxone rút ngắn thời gian nằm viện, chi phí điều trị và không gây đau nhưng có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là tiêu chảy.

16 Khảo sát việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi bệnh viện tại bệnh viện đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh / Đỗ Đình Vinh, Trần Ngọc Phương Minh, Hà Nguyễn Y Khuê // Y học thành phố Hồ Chí Minh (Điện tử) .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 185 - 190 .- 610

Viêm phổi bệnh viện (VPBV) là loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao. Tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (ĐHYD TPHCM), phác đồ điều trị VPBV đã được ban hành vào năm 2015. Tuy nhiên, việc áp dụng phác đồ vào thực tế điều trị cần được giám sát và đánh giá để đưa ra các biện pháp giúp cải thiện việc sử dụng kháng sinh một cách an toàn, hợp lý, hiệu quả. Bài viết khảo sát các tác nhân gây bệnh và việc sử dụng kháng sinh, đánh giá tính hợp lý trong chỉ định kháng sinh và xác định các yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị.

18 Gia tăng biểu hiện gen MMP -12 trong tế bào từ mẫu đàm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người cao tuổi / Nguyễn Công Trung, Nguyễn Thế Vinh, Nguyễn Văn Trí // .- 2018 .- Số 2 .- Tr. 86 - 92 .- 610

Bài viết sử dụng kỹ thuật realtime PCR để khảo sát mức độ biểu hiện gen MMP-12 của tế bào thu nhận từ mẫu đàm của bệnh nhân COPD cao tuổi, so sánh với nhóm chứng gồm những người khỏe mạnh không hút thuốc lá và người khỏe mạnh có hút thuốc lá.

19 Phân tích tính hợp lý trong việc lựa chọn doripenem điều trị viêm phổi bệnh viện tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai / Vũ Đình Hòa, Nguyễn Thị Phương Dung, Đỗ Thị Hồng Gấm // Dược học .- 2019 .- Số 6 (Số 518 năm 59) .- Tr. 8-13 .- 615

Phân tích việc sử dụng của doripenem trong phác đồ điều trị viêm phổi bệnh viện tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai và so sánh hiệu quả với phác đồ có chứa meropenem.

20 Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và giá trị của thang điểm SCAP trong phân tầng nguy cơ bệnh nhân viêm phổi cộng đồng tại bệnh viện Bạch Mai / Lê Hải Song Hà, Nguyễn Văn Chi, Trần Hữu Thông // .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 185-188 .- 610

Bài viết đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và giá trị của thang điểm SCAP trong phân tầng nguy cơ bệnh nhân viêm phổi cộng đồng tại bệnh viện Bạch Mai trên 146 bệnh nhân tại bệnh viện Bạch Mai từ 01/2014 đến 12/2016. Kết quả cho thấy triệu chứng thường gặp của bệnh nhân viêm phổi mắc phải cộng đồng là khó thở, ho, sốt. Điểm SCAP càng cao tỷ lệ bệnh nhân nhập ICU, thở máy, sốc nhiểm khuẩn, tử vong càng cao.