CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bệnh học

  • Duyệt theo:
1 Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phân lập vi khuẩn kị khí tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức / Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Văn An // .- 2023 .- Tập167(Số 6) .- Tr. 9-15 .- 610

Nghiên cứu với mục đích khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phân lập vi khuẩn kị khí được thực hiện trên 323 mẫu bệnh mẫu mủ và dịch các loại.

2 Phân bố của các chủng Klebsiella pneumoniae theo giá trị nồng độ ức chế tối thiểu của amikacin / Thân Thị Dung Nhi, Phạm Hồng Nhung // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V1) .- Tr. 26-32 .- 610

247 chủng Klebsiella pneumoniae phân lập từ trung tâm hồi sức tích cực (HSTC) - Bệnh viện Bạch Mai năm 2019 - 2021 được xác định giá trị nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của amikacin bằng phương pháp vi pha loãng và mức độ nhạy cảm với một số thuốc kháng sinh khác theo phân bố của vi khuẩn với MIC amikacin.

3 Nghiên cứu mối liên quan giữa kiểu gen CYP1B1 với kiểu hình ở bệnh nhân glôcôm bẩm sinh nguyên phát / Trần Thu Hà, Nguyễn Văn Huy, Trương Như Hân, Trần Vân Khánh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V1) .- Tr. 40-45 .- 610

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa kiểu gen CYP1B1 với kiểu hình ở bệnh nhân glôcôm bẩm sinh nguyên phát. Nghiên cứu tiến hành phân tích 85 bệnh nhân cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa giai đoạn bệnh của bệnh nhân với tình trạng đột biến gen CYP1B1, bệnh nhân biểu hiện bệnh nặng có khả năng cao mang đột biến gen hơn nhóm bệnh nhân nhẹ và trung bình.

4 Một số yếu tố nguy cơ của biến chứng giãn lớn động mạch vành ở bệnh nhân Kawasaki / Nguyễn Thị Huyền, Phạm Thảo Nguyên, Vũ Thị Duyên, Lê Thị Phượng, Nguyễn Thị Hải Anh, Đặng Thị Hải Vân // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 160(12V1) .- Tr. 180-188 .- 610

Nghiên cứu được tiến hành trên 545 bệnh nhân Kawasaki tại Bệnh viện Nhi Trung ương với mục tiêu phân tích một số yếu tố nguy cơ của biến chứng giãn lớn động mạch vành (ĐMV) ở bệnh nhân Kawasaki.

5 Tiếp cận chẩn đoán và điều trị hội chứng QT dài bẩm sinh: Báo cáo một ca bệnh / Trương Thanh Hương, Nguyễn Hoàng Hiệp, Trần Song Giang, Đỗ Doãn Lợi, Đoàn Thị Kim Phượng, Kim Ngọc Thanh, Lê Hồng An // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 157 - Số 09 .- Tr. 259-266 .- 610

Hội chứng QT dài (Long QT Syndrome, LQTS) bẩm sinh là bệnh lý rối loạn kênh ion di truyền, đặc trưng là kéo dài thời gian tái khử cực thất và đột tử. Chúng tôi báo cáo 1 trẻ nam 5 tháng tuổi, tiền sử gia đình có anh trai và chị gái đột tử, có triệu chứng mệt thỉu và có khoảng QT hiệu chỉnh (corrected QT, QTc) 548ms trên điện tâm đồ. Xét nghiệm gen phát hiện đột biến gen SCN5A kiểu dị hợp tử (NM_000335.4: c.1231G>A, NP_000326.2: p.Val411Met). Bệnh nhi được chẩn đoán LQTS loại 3 và được xếp vào nhóm nguy cơ cao. Bệnh nhi được điều trị bằng propranolol với liều khởi đầu 1 mg/kg/24 giờ, sau đó tăng lên 1,5 mg/kg/24 giờ, kết hợp tránh sử dụng thuốc và thức ăn làm kéo dài khoảng QTc. Sau 7 tháng điều trị, trẻ dung nạp tốt, không có triệu chứng với khoảng QTc giảm còn 474ms. Thành công bước đầu này gợi ý hiệu quả của chiến lược chẩn đoán và điều trị LQTS dựa trên phân tầng nguy cơ, sử dụng thông tin lâm sàng, điện tâm đồ và xét nghiệm gen.

6 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm não kháng thụ thể n-methyl-d-aspartate (nmda) sau viêm não herpes simplex ở trẻ em / Đỗ Thanh Hương, Nguyễn Thị Bích Vân, Cao Vũ Hùng, Đào Thị Nguyệt // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 156 - Số 08 .- Tr. 51-57 .- 610

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của 11 bệnh nhân có triệu chứng thần kinh tái phát sau viêm não Herpes simplex (HSV) ở trẻ em. Mô tả cắt ngang hàng loạt các ca bệnh từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 12 năm 2021. Ở thời điểm nghiên cứu, tất cả bệnh nhân đều có kháng thể kháng thụ thể NMDA (N-methyl-D-Aspartate) dương tính và Polymerase Chain Reaction (PCR) HSV âm tính trong dịch não tủy.

7 Tính linh hoạt của vạt đùi trước ngoài trong tạo hình các khuyết lớn vùng gân achilles / Trần Thiết Sơn, Phạm Thị Việt Dung, Tạ Hồng Thuý, Phan Tuấn Nghĩa, Lê Hồng Phúc // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 156 - Số 08 .- Tr. 58-66 .- 610

Vạt da cân đùi trước ngoài (ALT) có nhiều ưu điểm trong phẫu thuật tái tạo khuyết gân Achilles và phần mềm che phủ. Nghiên cứu trên 6 bệnh nhân từ 12 đến 62 tuổi, đều có tổn thương khuyết gân Achilles và phần mềm vùng gót với tình trạng nhiễm trùng nặng khi vào viện. Kích thước của khuyết phần mềm từ 6 x 4 cm tới 12 x 10 cm.

8 So sánh kết quả của ba kỹ thuật lấy huyết khối lần đầu cho tắc mạch lớn tuần hoàn trước / Nguyễn Hữu An, Vũ Đăng Lưu, Mai Duy Tôn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 156 - Số 08 .- Tr. 84-93 .- 610

Tái thông mạch máu thành công ở lần lấy huyết khối đầu là mục tiêu của can thiệp lấy huyết khối. Nghiên cứu mô tả, tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 12 năm 2020 tới tháng 6 năm 2022 nhằm so sánh kết quả tái thông của 3 chiến lược lấy huyết khối lần đầu gồm kéo stent đơn thuần, hút huyết khối đơn thuần và phối hợp đồng thời stent cùng ống hút. Tổng số 100 bệnh nhân có tắc động mạch lớn tuần hoàn trước trong vòng 4,5 giờ được điều trị bằng lấy huyết khối đã tham gia nghiên cứu.

9 Báo cáo ca lâm sàng Sarcom Ewing nhiều vị trí thân đốt sống / Hoàng Văn Làn Đức, Vương Kim Ngân, Nguyễn Hồng Hải // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Tập 156 - Số 08 .- Tr. 280-285 .- 610

Báo cáo một trường hợp bệnh nhân nam 37 tuổi vào viện vì đau mỏi vùng cổ sau đó tiến triển triệu chứng liệt hai chân và yếu hai tay; có tổn thương tiêu xương đốt sống nhiều vị trí ở cột sống cổ và cột sống ngực trên phim chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ (MRI), hướng đến tổn thương thứ phát. Sau đó, bệnh nhân được tiến hành sinh thiết làm mô bệnh học và nhuộm hóa mô miễn dịch hướng đến sarcom Ewing. Tổn thương sarcom Ewing xương đốt sống đa ổ ít gặp và khó chẩn đoán phân biệt với tổn thương đa ổ khác tại đốt sống như thứ phát, đa u tủy xương… vì vậy cần được chẩn đoán bằng mô bệnh học và hóa mô miễn dịch.

10 Tế bào gốc từ tủy xương : đặc điểm, tiềm năng và ứng dụng trong điều trị biến chứng bệnh tiểu đường / Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn Chí Trường, Nguyễn Chí Toàn, Nguyễn Vân Hương, Ngô Thị Minh Thu, Lâm Phạm Phước Hùng // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 7(Tập 64) .- Tr. 28-33 .- 610

Nghiên cứu nhằm cung cấp một số thông tin về đặc điểm của các loại tế bào gốc từ tủy xương (BM) và vai trò của chúng ở bệnh tiểu đường (DM): chúng bị ảnh hưởng như thế nào bởi sự toàn vẹn của BM, tiềm năng và ứng dụng của tế bào gốc từ BM trong điều trị các biến chứng của DM. Tiểu đường (DM) là một bệnh mạn tính không lây, đang gia tăng nhanh chóng, nhất là ở những nước đang phát triển và trở thành gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Điều làm cho bệnh DM trở nên nghiêm trọng chính là các biến chứng của nó. Trong y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được đánh giá là một phương pháp mới điều trị hiệu quả các biến chứng của DM. Tế bào gốc có nguồn gốc từ tủy xương (BM) được xem là một ứng cử viên sáng giá trong liệu pháp này. Tuy nhiên, bản thân BM cũng bị ảnh hưởng bởi bệnh lý DM vì nó có thể phát triển một bệnh lý vi mạch và bệnh thần kinh tương tự như các mô khác của cơ thể. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất một số phương pháp mới để tối ưu hóa liệu pháp tế bào gốc.