CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bệnh học

  • Duyệt theo:
11 Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học u lympho ác tính không Hodgkin vàng đầu cổ / Nguyễn Thanh Bình, Tống Xuân Thắng // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2020 .- Số 5(Tập 62) .- Tr.13-16 .- 610

Nghiên cứu cho thấy: ULAKH vùng đầu cổ hay gặp nhất là ở vòng Waldeyer và amidan với triệu chứng biểu hiện tại chỗ là chủ yếu, giai đoạn II, mô bệnh học chủ yếu là DLBLC.

13 Sản xuất thành công vắc xin phòng bệnh cúm A/H5N1 cho gia cầm do các biến chủng mới ở quy mô công nghiệp / Trần Xuân Hạnh // .- 2020 .- Số 4(733) .- Tr.41-42 .- 610

Trình bày công nghệ sản xuất vắc xin vô hoạt nhũ dàu quy mô công nghiệp phòng chống bệnh cúm A/H5N1 và A/H5N6 cho gia cầm do các biến chủng mới gây ra tại Việt Nam, góp phần quan trọng vào phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta nói chung, chăn nuôi gia cầm nói riêng.

14 Xây dựng quy trình khuếch đại đẳng nhiệt Recombinase polymerase amplification (RPA) phát hiện Leptospira spp. Gây bệnh / // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2020 .- Số 61 (12) .- Tr. 14 - 19 .- 610

Xây dựng thành công quy trình khuếch đại đẳng nhiệt Recombinase polymerase amplification phát hiện chính xác một số loài Leptospira spp. Gây bệnh chỉ với thời gian 30 phút.

15 Tật khúc xạ ở bệnh nhân bị bệnh võng mạc trẻ đẻ non đã điều trị bằng tiêm bevacizumab nội nhãn / Nguyễn Xuân Tịnh, Nguyễn Xuân Hiệp // .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 53-56 .- 610

Đánh giá tật khúc xạ ở bệnh nhân bị bệnh võng mạc trẻ đẻ non đã điều trị bằng tiêm bevacizumab nội nhãn sau 3 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy tật khúc xạ gặp ở 85,7 phần trăm mắt với ROP đã được điều trị bằng tiêm bevacizumab nội nhãn và cận thị vẫn là nguyên nhân chính của tật khúc xạ.

16 Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn Lactic từ một số loài cá nước lợ có khả năng kháng vi khuẩn Streptococcus iniae gây bệnh xuất huyết trên cá chẽm (Lates calcarifer) / Trương Thị Hoa, Nguyễn Ngọc Phước, Đặng Thị Hoàng Oanh // Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (TL Điện tử) .- 2018 .- Tr. 99-106 .- 610

Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn lactic từ ruột cá rô phi, cá chẽm và cá dìa nuôi thương phẩm tại Thừa Thiên Huế, có khả năng kháng vi khuẩn Streptococcus iniae gây bệnh xuất huyết trên cá chẽm. Đã phân lập được 61 chủng vi khuẩn lactic. Các chủng vi khuẩn này đều là vi khuẩn Gram dương, hình que hoặc hình cầu, không hình thành bào tử, không di dộng, phản ứng catalaza và oxidaza âm tính, có khả năng phân giải CaCO3 và không làm tan chảy gelatin. Trong 61 chủng vi khuẩn lactic phân lập được, có 28 chủng có khả năng kháng Streptococcus iniae, trong đó có 3 chủng C21, D1, D7 có khả năng kháng mạnh. Kết quả định danh 3 chủng C21, D1 và D7 bằng phương pháp giải trình tự gien xác định 3 chủng trên có trình tự nucleotit của đoạn gien 16S rARN tương đồng cao (100%) với trình tự nucleotit đoạn của gien 16S rARN của các chủng vi khuẩn Lactobacillus fermentum-MF108806.1, Lactobacillus fermentum-MF108743.1, Lactobacillus fermentum MF108772.1 trên ngân hàng gien. Dựa vào cây phát sinh thể hiện mối quan hệ di truyền thì các chủng C21, D1, và D7 là Lactobacillus fermentum.

17 Thực trạng nhiễm ấu trùng sán lá Cercariae ở ốc trong ao nuôi cá thuộc mô hình VAC ở miền Bắc Việt Nam / Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Hằng, Phạm Thị Linh // Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (TL Điện tử) .- 2018 .- Số 14 .- Tr. 78-84 .- 610

Các ao nuôi theo mô hình VAC ở miền Bắc Việt Nam được biết là điểm nóng của việc lan truyền bệnh sán lá có nguồn gốc thực phẩm. Nghiên cứu theo thời gian được thực hiện tại 4 tỉnh: Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Thanh Hóa nhằm điều tra về thực trạng nhiễm ấu trùng sán lá cercariae ở ốc trong ao tại các điểm nghiên cứu này. Ốc được thu từ 99 ao, gồm 18 ao cá thịt và 81 ao cá giống phục vụ nghiên cứu. Đã xét nghiệm 26.464 mẫu ốc của 13 loài theo phương pháp thải vỏ lột. Sự nhiễm ấu trùng sán lá được phát hiện ở 32/99 ao, gồm 9 ao cá thịt (50%) và 23 ao cá giống (28,4%) bao gồm 5 nhóm cercariae khác nhau. Chỉ 5 loài ốc được phát hiện thải cercariae , gồm: M.tuberculata, S. riquetii, T. granifera, L. swinhoei và B.fuchsiana. Sự khác biệt về thành phần loài ốc, số lượng ốc của từng loài, tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa các địa điểm nghiên cứu, loại ao nghiên cứu, giữa các loài ốc với nhau. Ao cá của mô hình VAC tiếp tục là điểm nóng của việc truyền bệnh sán lá , bất kỳ chiến lược nào sử dụng để kiểm soát bệnh sán lá cũng cần phải chú ý tới sự tồn tại của các loài ốc nước ngọt trong ao nuôi thủy sản cũng như trong môi trường tự nhiên.

18 Hành vi nguy cơ bệnh không lây nhiễm ở người dân tộc thiểu số / Nguyễn Bá Hoàn, Ngô Trí Tuấn, Nguyễn Bích Nguyệt // .- 2018 .- Số 110(1) .- Tr. 122-129 .- 610

Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng các hành vi nguy cơ bệnh không lây nhiễm. Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 339 đối tượng người dân tộc thiểu số từ 25 - 64 tuổi tại xã Kim Bình và Xuân Quang, huyện Chiêm Hóa nhằm mô tả thực trạng các hành vi nguy cơ bệnh không lây nhiễm và một số yếu tố liên quan.Tỷ lệ nam giới có sử dụng rượu, bia chiếm 58,6%, hút thuốc lá chiếm 46,5%. Tỷ lệ đối tượng ăn nhiều muối, ăn ít rau, ít hoạt động thể lực lần lượt là 15,2%,16,5% và 82,8%. Có mối liên quan giữa hành vi uống rượu và giới tính, tình trạng tăng huyết áp, hành vi ăn nhiều muối, ăn ít rau với dân tộc, hành vi ít hoạt động thể lực và trình độ học vấn, số lượng hành vi nguy cơ và giới tính. Vì vậy, cần chú ý mối liên quan giữa hành vi nguy cơ bệnh không lây nhiễm ở người dân tộc thiểu số huyện Chiêm Hóa và một số yếu tố nhân khẩu học khi xem xét các giải pháp can thiệp.

19 Cơ cấu bệnh tật trong cộng đồng tại tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2010-2013 / Nguyễn Xuân Kiên // .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 176-180 .- 610

Bài viết xác định cơ cấu bệnh tật trong cộng đồng tại tỉnh Đăk Nông, giai đoạn 2010-2013. Kết quả cho thấy tỷ lệ hộ gia đình có ít nhất 1 người mắc bệnh trong tháng là 26%. Ước tính số lượng ốm trung bình khoảng 3,38 lượt người/năm. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 27,5%); các bệnh có tỷ lệ mắc cao là hội chứng cảm cúm, các bệnh đường hô hấp và các bệnh đường tiêu hóa. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi có xu hướng giảm. Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trên 100.000 dân tăng khoảng 25%/năm.

20 Ứng dụng kỹ thuật PCR tổ định loài giun móc Ancylostoma spp. Và giun mỏ Necator americanus ở người nhiễm bệnh / Lưu Thanh Liêm, Lê Quốc Hùng, Lê Đức Vinh, Nguyễn Kim Thạch, Phan Văn Trọng // .- 2019 .- Số 7(Tập 61) .- Tr.10-13 .- 610

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã ứng dụng kỹ thuật PCR tổ (nested PCR) để xác định giun móc Ancylostoma spp. và giun mỏ Necator americanus trong phân người nhiễm bệnh ở cộng đồng dân cư xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. 80 mẫu AND tách chiết từ 80 mẫu ấu trùng giun từ phân người bệnh được phân lập bằng phương pháp Sasa đã cho kết quả dương tính. Kết quả PCR tổ đặc hiệu vùng gen 28S rRNA-ITS2 thu được tỷ lệ nhiễm Necator americanus có 66 mẫu (82,5%), Ancylostoma spp. có 5 mẫu (6,25%) và đồng nhiễm cả 2 loài có 9 mẫu (11,25%). Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, kỹ thuật này là một công cụ bổ sung có giá trị trong chẩn đoán và kiểm soát nhiễm bệnh ký sinh trùng ở các tỉnh/thành phố của Việt Nam.