CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ấn Độ

  • Duyệt theo:
31 Những đặc trưng cơ bản của Hiến pháp Ấn Độ / Lê Thị Hằng Nga, Hà Lê Huyền // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 5 (90) .- Tr. 1 - 10 .- 340

Phân tích những đặc trưng cơ bản của Hiến pháp Ấn Độ như: chủ quyền cai trị của nhân dân, chính quyền đại nghị, quyền cơ bản và nguyên tắc chỉ đạo, chủ nghĩa thế tục, sự thống nhất và chế độ liên bang, tư pháp độc lập, tính linh hoạt.

32 Tư tưởng công bằng và bình đẳng trong Hiến pháp Ấn Độ - nhìn từ vai trò của Bhimrao Ramji Ambedkar / Nguyễn Tuấn Bình, Trần Xuân Hiệp // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 5 (90) .- Tr. 11 - 18 .- 340

Tìm hiểu tư tưởng về công bằng, bình đẳng của Bhimrao Ramji Ambedkar (1891-1956) và những đóng góp to lớn của ông trong việc soạn thảo Hiến pháp Ấn Độ Bhimrao Ramji Ambedkar cho rằng nguồn gốc của mọi sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội Ấn Độ xuất phát từ sự tồn tại vững chắc và lâu đời của chế độ đẳng cấp Varna của Hindu giáo.

33 Hiến pháp và bầu cử Ấn Độ: từ văn bản đến thực tiễn / Nguyễn Mạnh Cường // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 5 (90) .- Tr. 57 - 66 .- 340

Sơ lược về hệ thống bầu cử theo Hiến pháp Ấn Độ; Một số đặc điểm của bầu cử tại Ấn Độ; Một số nhận xét về bầu cử Ấn Độ.

34 Công thức giáo dục ba ngôn ngữ ở Ấn Độ: từ chính sách đến thực hành / Đỗ Thu Hà // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 5 (90) .- Tr. 67 - 75 .- 400

Giải thích văn hóa đa ngôn ngữ của xã hội Ấn Độ và xem xét công thức ba ngôn ngữ trong giáo dục của quốc gia này.

35 Sự phát triển của FinTech tại Trung Quốc, Hồng Công và Ấn Độ kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hoài Lê, Ngô Thị Hằng // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 1 (221) .- Tr. 3 - 17 .- 332.12

Cung cấp các kinh nghiệm về phát triển FinTech của các quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá là đang có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới, từ đó, chỉ ra các bài học kinh nghiệm cho quản lý và phát triển FinTech ở Việt Nam.

36 Những đặc điểm cơ bản của nhà nước liên bang Ấn Độ / Nguyễn Lê Thy Thương, Nguyễn Thị Doan // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 11 (84) .- Tr. 11 - 19 .- 327

Phân tích sự ra đời và chức năng của nhà nước liên bang Ấn Độ để lý giải tại sao Ấn Độ lựa chọn mô hình nhà nước liên bang, đồng thời vẫn giữ những đặc điểm của nhà nước đơn nhất. Ngoài ra, cũng làm rõ ba đặc điểm của nhà nước liên bang Ấn Độ là tính liên bang, tính đơn nhất và tính bất đối xứng, từ đó rút ra kết luận.

37 Mahatma Gandhi với vấn đề đoàn kết giữa người Hindu và Muslim trong cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị cho Ấn Độ (từ 1915 đến những năm 1930) / Văn Ngọc Thành // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 8 (81) .- Tr. 63 - 69 .- 327

Đề cập một số nét cơ bản trong quan điểm của Gandhi về vấn đề này ở giai đoạn từ năm 1915 đến những năm 1930, tức là từ khi M. Gandhi tham gia hoạt động chính trị ở Ấn Độ đến khi tư tưởng chia tách Ấn Độ của các lãnh tụ Muslim đã phát triển đến mức không thể thay đổi.

38 Đóng góp của Mahatma Gandhi đối với báo chí Ấn Độ / Nguyễn Mạnh Cường // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 8 (81) .- Tr. 70 - 77 .- 327

Đề cập đến bốn nội dung chính: (i) Gandhi với tư cách nhà báo; (ii) Những yếu tố mới trong cách viết báo của Gandhi; (iii) Đóng góp của nhà báo Gandhi cho phong trào giành độc lập và (iv) So sánh giữa Gandhi và Hồ Chí Minh trong lĩnh vực báo chí.

39 Swadeshi: Con đường phát triển kinh tế Ấn Độ từ Mahatma Gandhi đến Narendra Modi / Đinh Thị Phương Thảo // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 8 (81) .- Tr. 78 - 87 .- 327

Swadeshi: Con đường phát triển kinh tế Ấn Độ từ Mahatma Gandhi đến Narendra Modi sẽ làm rõ 3 nội dung sau: (i) Bối cảnh kinh tế Ấn Độ trước Độc lập và phong trào Swadeshi; (ii) Nguyên tắc kinh tế Swadeshi dưới thời Mahatma Gandhi; (iii) Ảnh hưởng của Swadeshi trong nền kinh tế Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Narendra Modi .

40 Nhìn lại quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao thập niên đầu thế kỷ XXI / Nguyễn Đức Toàn, Nguyễn Quốc Bảo // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 7 (80) .- Tr. 1 – 7 .- 327

Tìm hiểu về những dấu mốc trong quan hệ giữa hai dân tộc trên lĩnh vực chính trị. – ngoại giao ở cấp độ song phương và trên các diễn đàn quốc tế thập niên đầu thế kỷ XXI.