CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bảo hiểm--Xã hội

  • Duyệt theo:
11 Phát triển hiệu quả chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện theo tinh thần nghị quyết số 28-NQ/TW / Bùi Sỹ Lợi // .- 2020 .- Số 720+721 .- Tr. 57-60 .- 332.024

Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân; Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại..., Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch

12 Thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đối với doanh nghiệp / Bùi Thị Hồng Việt, Nguyễn Kim Phượng // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 406-411 .- 658

Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công tác quản lý và phát triển quỹ Bảo hiểm xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, thực trạng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa được thực hiện đầy đủ, tình trạng nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc diễn ra thường xuyên và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, phức tạp. Từ tháng 11/2016, khi chức năng thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chính thức được giao cho ngành Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đã có những giải pháp trong việc tổ chức bộ máy thanh tra, xây dựng đội ngũ thanh tra, xây dựng kế hoạch và nội dung thanh tra, tổ chức thực hiện thanh tra... Tuy nhiên, trong thời gian qua, thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đã bộc lộ một số hạn chế. Bài viết này sẽ đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La.

13 Một số giải pháp tăng cường quản lý thu - chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bạc Liêu / Lê Xuân Hòa, Lê Long Hậu // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 352-356 .- 368

Sử dụng số liệu khảo sát từ cán bộ, nhân viên của bảo hiểm xã hội tỉnh Bạc Liêu, nghiên cứu đã đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố đến hoạt động thu - chi của bảo hiểm xã hội trên địa bàn. Kết quả cho thấy hầu như cả 8 nhân tố đều có ảnh hưởng đến hoạt động thu - chi bảo hiểm xã hội, trong đó ảnh hưởng nhiều nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế và ít nhất là quy trình thủ tục thiết kế. Nghiên cứu này cũng đề xuất một số giải pháp nhằm giúp bảo hiểm xã hội tỉnh Bạc Liêu tăng cường công tác quản lý thu - chi trong tương lai.

14 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của Bảo hiểm xã hội quận Gò Vấp / Nguyễn Thị Hường // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 193-197 .- 658

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của Bảo hiểm Xã hội quận Gò vấp. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, nhóm tác giả tiến hành khảo sát 310 cá nhân đại diện cho các tổ chức đơn vị hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp trên địa bàn quận. Dựa trên kết quả nghiên cứu mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ theo 6 nhân tố: (1) Sự tin cậy, (2) Sự đáp ứng, (3) Năng lực phục vụ, (4) Sự đồng cảm, (5) Phương tiện hữu hình, (6) Qui trình thủ tục hành chính, tác giả đã đề xuất các giải pháp cần thiết và phù hợp.

15 Nhân tố ảnh hưởng quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh / // .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 108-113 .- 658

Bài viết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố tác động cùng chiều đến quyết định tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, gồm: (1) Nhận thức tính an sinh xã hội; (2) Thái độ; (3) Hiểu biết về Bảo hiểm xã hội; (4) Thu nhập và (5) Truyền thông. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thu hút người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

16 Nâng cao hiệu quả công tác thu bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm Xã hội tỉnh Long An / Nguyễn Thanh Quyền // .- 2018 .- Số 19 .- Tr. 31-37 .- 368

Mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu là tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Long An từ việc phân tích thực trạng hoạt động này. Bảo hiểm y tế đã tạo ra nguồn tài chính công quan trọng cho công tác khám chữa bệnh, cải thiện tiếp cận dịch vụ y tế, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khoẻ Nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội. Để thực hiện mục tiêu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cụ thể đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh Long An và một số đề xuất, kiến nghị đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan chức năng trong Tỉnh Long An.

17 Bảo hiểm xã hội cho người nông dân ở Ba Lan dưới góc nhìn công bằng phân phối / Đặng Minh Đức, Trần Nam Trung // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 7 (226) .- Tr. 24 - 34 .- 327

Phân tích những kinh nghiệm của Ba Lan trong thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội cho người nông dân dưới góc nhìn công bằng phân phối, từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam.

19 Quyền an sinh xã hội trong việc bảo vệ thu nhập của người lao động thông qua bảo hiểm xã hội ở Việt Nam / Trần Thị Thuý Lâm // Luật học .- 2018 .- Số 11 .- Tr. 67 – 77 .- 340

Bài viết tập trung phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ thu nhập cho người lao động thông qua bảo hiểm xã hội; đánh giá thực trạng độ bao phủ của bảo hiểm xã hội và đưa ra một số khuyến nghị nhằm mở rộng diện bao phủ của bảo hiểm xã hội, tránh tình trạng lọt lưới an sinh xã hội.

20 Phát triển bảo hiểm xã hội đa tầng để thực hiện an sinh xã hội toàn dân: Kinh nghiệm một số nước và khuyến nghị đối với Việt Nam / Nguyễn Thị Lan Hương, Mai Ngọc Cường // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 251 tháng 05 .- Tr. 2-9 .- 368

Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, bài viết khuyến nghị định hướng, mô hình, thiết kế hệ thống và khuyến nghị một số giải pháp chuyển từ bảo hiểm xã hội (BHXH) đa trụ cột (BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (BHTNg), Bảo hiểm y tế (BHYT) hiện nay) sang phát triển BHXH đa tầng để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội (ASXH) toàn dân ở Việt Nam. Theo đó, ở tầng thứ nhất là BHXH cơ bản/tối thiểu/toàn dân, mở rộng đối tượng bao phủ đến toàn dân, thực hiện BHXH cho tất cả người lao động thuộc khu vực phi chính thức, BHXH cho lao động là nông dân, BHXH cho người lao động thuộc các nhóm đặc thù (trong tuổi lao động nhưng không tham gia lao động) và người ngoài tuổi lao động nhưng không có thu nhập để đảm bảo cuộc sống tuổi già. Tầng thứ 2 là BHXH bắt buộc/ BHXH dựa trên nguyên tắc đóng-hưởng, thực hiện BHXH bắt buộc đối với toàn bộ người lao động, không phân biệt hình thức việc làm và quan hệ lao động. Tầng thứ 3 là BHXH tự nguyện, thực hiện theo một số ngành nghề đặc thù, mục tiêu là để những người thu nhập cao tự nguyện mức đóng để hưởng chế độ hưu trí tăng thêm.