CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tội phạm

  • Duyệt theo:
1 Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong tình hình mới / Ngọ Duy Thi // .- 2024 .- Số (1+2) - Tháng (1+2) .- Tr. 53-58 .- 340

Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật diễn biến hết sức phức tạp trên nhiều lĩnh vực, song công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật tiếp tục được tăng cường và đạt hiệu quả cao hơn. Bài viết khái quát về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong tình hình mới.

2 Tăng cường phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy của cơ quan hải quan trên tuyến biên giới đường bộ các tỉnh bắc trung bộ / Vũ Văn Khánh, Đoàn Thị Thanh Tâm // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 70-72 .- 345.5970773

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, trong những năm qua lực lượng Hải quan, Công an, Bộ đội Biên phòng đã phối hợp thực hiện nhiệm vụ khá hiệu quả, đặc biệt trên tuyến biên giới đường bộ các tỉnh Bắc Trung Bộ, qua đó, góp phần bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của Nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, sự phối hợp giữa 3 đơn vị vẫn còn những khó khăn, vướng mắc, do vậy, cần có những giải pháp để tăng cường nâng cao hiệu quả công tác này.

3 Kinh nghiệm về thực hành phòng chống rửa tiền tại một số quốc gia - bài học cho Việt Nam / Phạm Tiến Đức // .- 2023 .- Số 15 .- Tr. 66-71 .- 340

Phòng, chống rửa tiền (PCRT) là một trong những vấn đề quan tâm được đặt lên hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Hoạt động rửa tiền là một hoạt động phi pháp, bao gồm các hành vi tẩy trắng tiền từ các hoạt động tội phạm và đưa vào các kênh tài chính hợp pháp. Điều này góp phần làm mất đi tính minh bạch, trung thực của hệ thống tài chính, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và xã hội. Ở Việt Nam, PCRT là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Các cơ quan chức năng đã áp dụng các biện pháp PCRT để đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính và kinh tế, bao gồm việc tăng cường giám sát, kiểm tra và xử lý các hoạt động khả nghi. Bài viết tập trung tìm hiểu kinh nghiệm thực hành PCRT tiền tại Mỹ, Anh, Úc, Nhật Bản, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCRT cho Việt Nam.

4 Các tội xâm phạm tính mạng của con người theo Bộ luật hình sự năm 2015 – Một số bất cập và hướng hoàn thiện / Phạm Xuân Thụy // Luật học .- 2023 .- Số 01 .- Tr. 62 – 69 .- 340

Quyền sống là một trong những quyền tự nhiên, cơ bản và quan trọng nhất của con người. Để bảo vệ quyền sống của con người, Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định các tội xâm phạm tính mạng của con người. Bài viết phân tích những sự thay đổi trong quy định về các tội xâm phạm tính mạng của con người theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 so với Bộ luật Hình sự năm 1999. Bài viết cũng chỉ ra một số bất cập, hạn chế trong quy định hiện hành và đưa ra ý kiến góp phần hoàn thiện quy định về các tội xâm phạm tính mạng của con người.

5 Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong tình hình mới / Ngọ Duy Thi // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 04 .- Tr. 41 – 46 .- 340

Bài viết khái quát về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong tình hình mới.

6 Trao đổi về tình hình tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng và hoạt động liên quan / Nguyễn Phương Linh // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 60-62 .- 346.404509597

Trong thời gian qua tình hình vi phạm pháp luật của tội phạm kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam nói chung và tội phạm vi phạm quy định, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng nói riêng đã gây ra nhiều thiệt hại về tài sản và uy tín của hệ thống tổ chức tín dụng. Bài viết trao đổi về thực trạng vi phạm pháp luật của tội phạm kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt nam, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này trong thời gian tới.

7 Một số vấn đề quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp nhiều tội phạm theo quy định của Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) / Nguyễn Thị Minh Trâm // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 08(156) .- Tr. 50-64 .- 349.597

Bài viết tác giả tập trung phân tích một số quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong trường hợp nhiều tội phạm, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự về vấn đề này.

8 Biện pháp hòa giải tại cộng đồng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật Việt Nam / Lê Thị Thùy Dương // .- 2022 .- Số 07(155) .- Tr. 99-114 .- 349.597

Bài viết trình bày và đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến biện pháp hòa giải tại cộng đồng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về biện pháp này.

9 Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt / Trịnh Tiến Việt // Luật học .- 2021 .- Số 9(256) .- Tr.13 - 26 .- 345.597002632

Tội phạm, trách nhiệm hình sự và hình phạt là những vấn đề gốc của ngành luật hình sự. Giải quyết đúng đắn bất kỳ vụ án hình sự nào suy cho cùng cũng chính là làm sáng tỏ các vấn đề cốt lõi trên. Vì vậy, trên cơ sở nội dung của trách nhiệm hình sự và hình phạt, bài viết tập trung lý giải các đặc điểm của mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt dưới góc độ triết học kết hợp khoa học luật hình sự, từ đó đưa ra những định hướng tiếp tục hoàn thiện các quy định về trách nhiệm hình sự và hình phạt trong Bộ Luật hình sự năm 2015 nhằm đáp ứng các xu thế phát triển của Luật hình sự (cụ thể là xu hướng nhân đạo hóa, phân hóa trách nhiệm hình sự và quốc tế hóa), góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ hữu hiệu quyền con người, quyền công dân trước yêu cầu mới của đất nước.

10 Để vai trò đại diện nhân dân trong xét xử thực chất, hiệu quả hơn / Bảo Hương // Luật học .- 2021 .- Số 9 .- Tr.4 - 5 .- 345.597002632

Cải cách tư pháp đã và đang tiếp tục đòi hỏi cần có sự đổi mới trong hoạt động xét xử nhằm tạo ra các quy trình, thủ tục tố tụng thật sự khoa học, hợp lý để giải quyết kịp thời, hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp trong xã hội và ngăn ngừa, xử lý nghiêm minh các loại tội phạm.