CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tội phạm

  • Duyệt theo:
11 Tình hình tội phạm về môi trường và một số dự báo về xu hướng vận động / Ngô Ngọc Diễm // Luật học .- 2021 .- Số 7 .- Tr.9 - 13 .- 346.404509597

Thực tế cho thấy, tình hình tội phạm về môi trường (TPMT) sẽ ngày càng diễn biến phức tạp, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh truyền nhiễm, biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, suy thoái đất, tài nguyên nước, môi trường biển… tiếp tục là vấn đề mang tính toàn cầu, làm thay đổi hệ sinh thái tự nhiên, đời sống kinh tế – xã hội trên toàn thế giới, trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với an ninh phi truyền thống. Xu hướng toàn cầu hóa, tội phạm môi trường có yếu tố nước ngoài gia tăng, diễn biến phức tạp, tinh vi khó phát hiện… sẽ hình thành những vi phạm pháp luật mới, thậm chí những vi phạm có tính chất nguy hiểm biến đổi thành tội phạm về môi trường, mang tính quốc tế cần phải phòng ngừa.

12 Tội phạm sử dụng công nghệ cao và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tại Việt Nam / Hạ Thị Thiếu Dao, Lại Văn Tài // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 16 .- Tr. 21-26 .- 340

Tội phạm sử dụng công nghệ cao đứng thứ hai trong các loại tội phạm nguy hiểm nhất, sau tội phạm khủng bố và Việt Nam đang đứng trong tốp 7 thế giới về các hoạt động đe dọa tấn công mạng, số các vụ án mà đối tượng lợi dụng mạng internet để thực hiện hành vi tội phạm sử dụng công nghệ cao ngày càng nhiều và tinh vi hon, đặc biệt có sự liên kết giữa tội phạm trong và ngoài nước thông qua các phưong pháp tấn công vào hệ thống như là Phishing (lừa đảo), Deface (xâm nhập), Malware (phần mềm độc h ại)... đế tấn công vào người sử dụng, số liệu tổng hợp trong giai đoạn 2010 - 2019 có 207.353 cuộc tấn công vào Việt Nam, trong đó Phishing là 29.059 cuộc (14,01%), Deface là 105.971 cuộc (chiếm 51,11%), Malware là 72.323 cuộc (chiếm 34,88%). Bài viết phân tích tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao tại Việt Nam và các biện pháp phòng chống để nâng cao tính bảo mật, an toàn của môi trường mạng. Bài viết cũng phân tích tình hình bảo mật và an ninh thông tin thông qua chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu (Global Cypersecrurity Index), chi sổ an toàn thông tin Việt Nam (Vietnam Cybersecurity Index). Dựa trên nhũng số liệu này, bài viết đề xuất các chính sách để cải thiện và hạn chế tỉnh hình hoạt động của tội phạm công nghệ cao và sự cố an ninh mạng.

13 Đặc điểm nhân cách của người phạm tội / Đặng Thanh Nga // Luật học .- 2021 .- Số 1 .- Tr.53 – 65 .- 340

Bài viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các quan điểm của các nhà khoa học và rút ra các đặc điểm nhân cách nổi bật của người phạm tội như: trí thông minh thấp, tính hung hang, bốc đồng, sự bất ổn tâm lý cao, tính hướng ngoại cao, nhận thức hạn chế, lệch lạc, không hài lòng với vị trí của họ trong xã hội; luôn mâu thuẫn với những chuẩn mực của xã hội, khả năng tự kiểm soát và khả năng thích nghi xã hội kém.

14 Bàn về tội phạm tội in, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 / Giáp Thành Trung // Nghề luật .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 53 – 58 .- 340

Bài viết phân tích những nội dung cơ bản về tội phạm in, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước; thực trạng tội phạm in, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước, trên cơ sở đó đề xuất hoàn thiện pháp luật về tội phạm tội phạm in, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.

15 Trao đổi kinh nghiệm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt / Lê Đăng Doanh // Nghề luật .- 2020 .- Số 6 .- Tr. 57 – 62 .- 340

Bài viết trao đổi về một số kinh nghiệm khi bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt. Cụ thể là nhận thức và tranh luận về trường hợp hành vi không cấu thành tội phạm trong một số tội xâm phạm sở hữu; tranh luận về tội danh, về thời điểm hoàn thành tội phạm của tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản, tranh luận và tình tiết hành hung nhưng để tẩu thoát và trường hợp coi là “chuyển hoá” một số tội phạm thành tội cướp tài sản.

16 Hợp tác phòng, chống tội phạm về ma túy giữa Việt Nam và Campuchia trên tuyến biên giới / Bùi Nam Khánh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 12 (85) .- Tr. 32 - 38 .- 327

Làm rõ thực trạng việc hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia trong phòng, chống tội phạm về ma túy trên tuyến biên giới; đồng thời, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.

17 So sánh quy định của pháp luật hình sự về chủ thể của tội phạm tại Việt Nam với một số quốc gia trên thế giới / Trần Thị Ngọc Hiếu // .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 20-25 .- 340

Khoa học pháp lý hình sự truyền thống chỉ quy định chủ thể của tội phạm là cá nhân thì quan niệm pháp luật hiện đại cho rằng, ngoài cá nhân, chủ thể của tội phạm còn có thể là pháp nhân. Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực trách nhiệm hình sự là hai nội dung quan trọng, mang tính phổ biến khi đề cập đến dấu hiệu chủ thể của tội phạm. Do đó, nghiên cứu những điểm tương đồng hay khác biệt về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự của các quốc gia trên thế giới là rất cần thiết trong việc đưa ra những kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về vấn đề này tại Việt Nam.

18 Tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực công chứng, chứng thực / Lưu Trần Phương Thảo // .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 37-40 .- 340

Trong thời gian qua, nhiều chủ thể đã thực hiện các hành vi tội phạm với các thủ đoạn tinh trong lĩnh vực công chứng, chứng thực. Điều đó gây hoang mang cho cả người dân các cơ quan chức năng. Bài viết đặt ra vấn đề để phát hiện và xử lý kịp thời tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực công chứng, chúng ta cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

19 Giải pháp hạn chế tội phạm công nghệ cao trong ngành ngân hàng Việt Nam / Nguyễn Thị Ánh Ngọc, Đặng Thuỳ Linh, Nguyễn Thị Cẩm Nhung // Ngân hàng .- 2019 .- Số 16 .- Tr. 19-23 .- 332.12

Tập trung nếu lên thực trạng tội phạm công nghệ cao đối với ngành ngân hàng tại Việt Nam và từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hạn chế tội phạm công nghệ cao trong ngành ngân hàng Việt Nam thời gian tới.

20 Không yêu cầu và rút yêu cầu khởi tố đối với các tội phạm chỉ được khởi tố theo yêu cầu / Mai Thanh Hiếu, Phạm Thái // Khoa học pháp lý .- 2018 .- Số 3 (115) .- Tr. 25-32 .- 340

Phân tích các điều kiện và hậu quả pháp lý của không yêu cầu và rút yêu cầu khởi tố, trên cơ sở đô, đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật.