CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Vi sinh vật

  • Duyệt theo:
12 Ảnh hưởng của một số nhân tố ngoại sinh lên sự tăng trưởng và tích lũy lipid ở vi tảo haematococcus pluvialis flotow / Nguyễn Trần Đông Phương, Lê Huyên Ái Thúy, Bùi Trang Việt // .- 2018 .- Số 62 (5) .- Tr. 23-32 .- 616

Tế bào vi tảo Haematococcus pluvialis được nuôi cấy trong bình 500mL chứa 250mL môi trường lỏng BB được sục khí, theo hai giai đoạn, với mật độ tế bào ban đầu là 4,3.103 tế bào/mL. Tất cả các thí nghiệm được đặt ở nhiệt độ 25 ± 3oC, cường độ ánh sáng huỳnh quang 50µmol photon m-2s-1 và thời gian chiếu sáng 12 giờ/ngày, trừ các xử lý với ánh sáng đèn LED. Sau 7 tuần nuôi cấy trong môi trường BB (giai đoạn 1), một số nhân tố ngoại sinh gồm ánh sáng đèn LED trắng, đỏ (610 - 760 nm) và lục (460 - 490 nm) đều ở cường độ 50 µmol photon m-2s-1 (xử lý trong 3 tuần, 24 giờ, hay gián đoạn đêm 30 phút), sốc nhiệt độ (50oC trong 1,5 hay 2 giờ, 7 ± 3oC trong 2, 3, 4 hay 6 giờ, 0 ± 2oC trong 1,5 hay 2 giờ), kim loại nặng (bổ sung Cu2+, Fe2+, g2+, Zn2+ với nồng độ cao gấp 1,5 hay 2 lần so với môi trường BB), hoặc NaCl 0,5; 0,9 hay 3,0% được áp dụng trong giai đoạn 2 (3 tuần) để khảo sát sự tăng trưởng và tích lũy lipid ở vi tảo. Sau 10 tuần nuôi cấy, kết quả cho thấy, chỉ có xử lý ánh sáng đèn LED đỏ trong 24 giờ làm tăng lượng dầu sinh học, nhưng làm giảm trọng lượng tươi và khô so với đối chứng (ánh sáng huỳnh quang). Xử ý 7 ± 3oC trong 2 giờ làm tăng hàm lượng dầu sinh học và thay đổi không đáng kể trọng lượng tươi, nhưng giảm trọng lượng khô. Các xử lý Cu2+, Fe2+, Mg2+ và Zn2+ với nồng độ cao gấp 1,5 hay 2 lần làm giảm hoặc không tăng hàm lượng dầu sinh học. Xử lý NaCl 0,5% làm tăng hàm lượng dầu sinh học, nhưng làm giảm trọng lượng tươi và khô.

13 Biểu hiện gen mã hóa protein huỳnh quang GFP và DsRed ở chủng nấm sợi Aspergillus oryzae VS1 sử dụng phương pháp chuyển gen nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens / // Sinh học .- 2017 .- Số 39(2) .- Tr. 199-209 .- 616

Trình bày phương pháp chuyển gen sử dụng marker pyrG cũng hoạt động hiệu quả khi áp dụng với chủng A.oryzae khác, cụ thể là chủng VS1 trợ dưỡng uridine/uracil có nguồn gốc Việt Nam

14 Phân lập và tuyển chọn dòng vi khuẩn chịu mặn có khả năng hòa tan lân từ nền đất lúa trong mô hình canh tác lúa – tôm tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long / Nguyễn Khởi Nghĩa, Nguyễn Thị Kiều Oanh // Công nghệ Sinh học .- 2017 .- Số 15(1) .- Tr. 121-131 .- 660

Phân lập vi khuẩn nền đất nhiễm mặn trong mô hình canh tác lúa tôm có khả năng hòa tan lân hiệu quả trong sự hiện diện của nồng độ muối cao để ứng dụng như nguồn phân bón sinh học tiềm năng cho cây trồng trong vùng đất nhiễm mặn.

15 Nghiên cứu chế tạo chế phẩm oligochitosan-bạc nano ứng dụng làm phân bón kháng bệnh héo vàng do nấm Fusarium oxyporum gây ra trên cà chua / // Công nghệ Sinh học .- 2017 .- Số 15(1) .- Tr. 141-149 .- 660

Chế tạo ra chế phẩm phân bón có chứa oligochitosan-bạc nano, có nguồn gốc tự nhiên, an toàn khi sử dụng và hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị héo vàng do nấm Fusarium oxyporum gây ra trên cà chua.

16 Phân lập, sàng lọc và định danh các chủng vi sinh vật có hoạt tính kháng sinh từ vùng biển Đông Bắc Việt Nam / // Công nghệ Sinh học .- 2016 .- Số 14(3) .- Tr. 539-547 .- 616.9

Trình bày kết quả về nuôi cấy, sàng lọc hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định và định danh các chủng vi sinh vật có hoạt tính đáng chú ý.

18 Khả năng phân hủy Naphthalene của chủng vi khuẩn VTPG5 phân lập từ các mẫu đất nhiễm dầu thu thập tại Bà Rịa – Vũng Tàu / // Công nghệ Sinh học .- 2016 .- Số 14(3) .- Tr. 573-579 .- 616

Trình bày cách tuyển chọn chủng vi khuẩn có khả năng phân hủy naphthalene cao từ các mẫu đất nhiễm dầu ở bờ biển Vũng Tàu nhằm định hướng ứng dụng các chủng vi khuẩn này để xử lý naphthalene tại các vị trí đất bị nhiễm dầu hoặc nhiễm PAH.

19 Phân lập vi khuẩn oxy hóa methane nhằm nghiên cứu ứng dụng để tạo nguồn đạm vi sinh / Nguyễn Thị Hiếu Thu, Đinh Thúy Hằng // .- 2016 .- Số 14(3) .- Tr. 581-588 .- 616

Đưa ra giải pháp tiềm năng cho việc sử dụng hiệu quả biogas, hạn chế phát thải methane từ quá trình phân giải chất thải hữu cơ ở Việt Nam.

20 Tác động của nano bạc lên khả năng tăng trưởng của cây cúc trong hệ thống vi thủy canh / // Công nghệ Sinh học .- 2016 .- Số 14(3) .- Tr. 461-471 .- 570

Đánh giá tác động của nano bạc lên khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Cúc nuôi cấy trong hệ thống vi thủy canh cũng như giảm được tỷ lệ vi sinh vật trong môi trường sau 2 tuần nuôi cấy và gia tăng khả năng tăng trưởng ở giai đoạn vườn ươm.