CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ngân sách Nhà nước

  • Duyệt theo:
2 Cơ cấu thu ngân sách nhà nước bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam / Hà Thị Tuyết Minh // .- 2024 .- Số 06 - Tháng 3 .- Tr. 44-49 .- 332.1

Bài viết phân tích, đánh giá một số kinh nghiệm quốc tế về cơ cấu thu NSNN bền vững thông qua bốn loại thuế, gồm: Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị đối với Việt Nam để hoàn thiện cơ cấu thu NSNN bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

3 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Thành phố Hà Nội / Đỗ Đức Toàn, Phạm Thị Hồng Điệp // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 165-168 .- 330

Đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, nhưng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn và có ýnghĩa quan trọng ở Việt Nam. Đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước đã giúp Hà Nội đạt được nhiều thành tựu trong tăng trưởng GRDP, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và an sinh xã hội. Trên cơ sở lý luận về vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, nghiên cứu này phân tích và đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở TP. Hà Nội giai đoạn 2012 – 2022, qua đó đề xuất một số giải pháp.

4 Chính sách tài khóa của Việt Nam : thực trạng 2023 và giải pháp cho 2024 / Đặng, Văn Thanh // .- 2024 .- Số (244+245) - Tháng (1+2) .- Tr. 40-46 .- 332.1

Bài viết trình bày sơ bộ thực trạng chính sách tài khóa của Việt Nam và đưa ra các gợi ý tăng cường hiệu quả của chính sách tài khóa năm 2024, nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững.

5 Điều hành ngân sách nhà nước chặt chẽ đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế / Phạm Văn Trường // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (816+817) - Tháng 01 .- Tr. 40-43 .- 330

Nhìn lại năm 2023, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 để lại nhiều khó khăn, thách thức cùng những bất ổn của kinh tế thế giới tác động không thuận đến việc phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước, ngành Tài chính đã chủ động nỗ lực, quyết liệt thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ tài chính - ngân sách. Bước sang năm 2024, tình hình thế giới được dự báo tiếp tục biến động phức tạp, có nhiều thách thức lớn đặt ra đối với nền kinh tế, đòi hỏi ngành Tài chính triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hỗ trợ phục hồi nền kinh tế hiệu quả, tạo nền tảng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước.

6 Chủ động đổi mới, hiện đại hóa hoạt động quản lý nguồn lực dự trữ quốc gia / Vũ Xuân Bách // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (816+817) - Tháng 01 .- Tr. 89-91 .- 658

Dự trữ quốc gia là nguồn lực dự trữ chiến lược quan trọng do Nhà nước hình thành, quản lý nhằm chủ động đáp ứng những mục tiêu, yêu cầu cấp bách về phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, thảm họa, dịch bệnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trong bối cảnh nguồn lực ngân sách nhà nước còn hạn hẹp và phải đảm bảo nhiều mục tiêu ưu tiên khác nhau, nguồn lực dự trữ quốc gia được bố trí từ ngân sách nhà nước phụ thuộc vào cân đối chung của ngân sách nhà nước, do đó, việc đổi mới, hiện đại hóa hoạt động quản lý để tối ưu hóa nguồn lực dự trữ quốc gia là yêu cầu cần thiết đặt ra trong giai đoạn tới.

7 Tình hình quản lý nợ công Việt Nam những năm gần đây / Lương Đức Cương // .- 2023 .- K2 - Số 252 - Tháng 11 .- Tr. 36-38 .- 332.1

Bài viết nêu khái quát một số vấn đề về nợ công, an toàn nợ công và những công cụ liên quan đến chiến lược nợ công, đồng thời cung cấp số liệu cụ thể về thực trạng vay và trả nợ công của Việt Nam trong giai đoạn 2018- 2022. Qua tổng hợp số liệu về các chỉ tiêu an toàn nợ công, các đối tác cho Việt Nam vay nợ, cơ cấu nợ hiện tại của chúng ta cũng như mức độ tín nhiệm của Việt Nam trên thị trường quốc tế; và một số vấn đề tồn tại mà Việt Nam đang gặp phải từ đó tác giả đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề đó theo góc nhìn của tác giả.

8 Giải pháp hoàn thiện chính sách thu ngân sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam / Mai Đình Lâm // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 17-20 .- 336.2

Chính sách thu ngân sách bảo vệ môi trường hướng tới sự phát triển bền vững, góp phần hoàn thiện thể chế, cơ chế tài chính và cơ cấu lại nguồn thu ngân sách nhà nước cho giai đoạn tới là một trong những nội dung quan trọng trong hoàn thiện hệ thống chính sách thu ngân sách của Việt Nam. Bài viết phân tích thực trạng chính sách thu ngân sách bảo vệ môi trường, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách trên trong thời gian tới.

9 Tài chính cho giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp / Nguyễn Quang Sáng // .- 2023 .- Số 241 - Tháng 10 .- Tr. 65-72 .- 332.1

Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế tài chính cho GDĐH như: chính sách thuế; chính sách tín dụng; chính sách chi ngân sách Nhà nước (NSNN) và một số chính sách tài chính ngoài NSNN. Hiện nay, chính sách tài chính cho GDĐH chưa phát huy hết vai trò của nguồn lực của các chủ thể trong xã hội. Vì vậy, cần có những giải pháp hợp lý để nâng cao hiệu quả của chính sách tài chính cho GDĐH.

10 Bài học triển khai hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội / Vũ Thị Bích Liên, Trần Phương Ly // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 55-58 .- 330

Sau đại dịch COVID-19, tương tự như nhiều quốc gia khác trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng phải gánh chịu rất nhiều hậu quả nặng nề, nghiêm trọng. Trước tình hình đó, ngay từ đầu năm 2022, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm phục hồi kinh tế, trong đó phải kể đến chính sách hỗ trợ lãi suất (2%/năm) tối đa 40 nghìn tỷ đồng thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại. Đến nay, sau gần 2 năm triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất, mặc dù các cơ quan Nhà nước đã vào cuộc một cách mạnh mẽ, quyết liệt nhưng kết quả thực hiện vẫn còn rất thấp, chưa đạt được như kỳ vọng. Do đó, việc nghiên cứu tình hình triển khai thực hiện, phân tích nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm từ chính sách này là cần thiết, qua đó giúp các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn sâu sắc, tổng thể khi thiết kế các chính sách tương tự trong tương lai.