CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bê tông--Cốt thép

  • Duyệt theo:
31 Ứng dụng chỉ số hư hại trong thiết kế kết cấu BTCT chịu động đất / Phạm Hoàng Quang Vinh, Cao Văn Vui // Xây dựng .- 2017 .- Số 9 .- Tr. 188- 193 .- 690

Phân tích những ưu nhược điểm của các phương pháp thiết kế hiện hành. Đồng thời, đề xuất một phương pháp mới – phương pháp thiết kế kết cấu BTCT chịu động đất bằng cách kiểm soát hư hại. Trong phương pháp thiết kế mới này, mức độ hư hại của công trình chịu động đất được khống chế bằng chỉ số hư hại.

32 Tăng cường kháng uốn cho khung bê tông cốt thép sử dụng CFRP / Nguyễn Châu, Cao Văn Vui, Lương Văn Hả // Xây dựng .- 2017 .- Số 9 .- Tr.20 – 25 .- 690

Tập trung vào việc giảm hư hại cho kết cấu khung bê tông cốt thép khi gia cường kháng uốn bởi FRP. Để đạt được mục đích nêu trên, tấm FRP được gia cường vào vùng khớp dẻo của dầm và cột để tăng khả năng kháng uốn cho kết cấu.

33 Mô hình phân tích khung BTCT có tường chèn chịu tải trọng động đất / Vũ Hoàng Hiệp // Xây dựng .- 2017 .- Số 8 .- Tr. 70 – 74 .- 690

Trình bày các nghiên cứu đề xuất một sơ đồ tính toán khung bê tông cốt thép có tường chịu tải trọng động đất dễ thực hành dựa trên tiêu chuản TCVN 9386:2012.

34 Nghiên cứu sự bám dính giữa bê tông geopolymer và cốt thép / Phạm Đức Thiện, Tạ Tuấn Anh, Phan Đức Hùng // Xây dựng .- 2017 .- Số 8 .- Tr. 102 – 108 .- 690

Trình bày nghiên cứu về sự bám dính giữa bê tông geopolymer và cốt thép dựa trên cơ sở thí nghiệm kéo tuột. Kết quả thực nghiệm, thực hiện cho nhiều loại đường kính cốt thép và nhiều cấp phối bê tông geopolymer, được so sánh và phân tích với kết quả tính toán bằng công thức lý thuyết (thiết lập cho bê tông xi măng), từ đó đưa ra các hệ số hiệu chỉnh để phù hợp với bê tông geopolymer.

35 Phân tích phi tuyến kết cấu khung phẳng bê tông cốt thép = Nonlinear analysis of reinforced concrete structural plane frames / Chu Thị Bình // Xây dựng .- 2017 .- Số 8 .- Tr. 9 – 11 .- 624

Trình bày một số kết quả phân tích ứng suất – biến dạng và nội lực chuyển vị trong khung phẳng bê tông cốt thép có kể đến tính phi tuyến vật liệu và hình học. Biểu đồ mô men – độ cong của tiết diện dầm bê tông cốt thép được xây dựng. Nội lực khung bê tông cốt thép có hình thành khớp dẻo được tính toán. Nghiên cứu dùng phần mềm phân tích kết cấu SAFIR để mô phỏng, qua đó giới thiệu khả năng sử dụng phần mềm SAFIR trong phần tích kết cấu bê tông cốt thép.

36 Một số phương pháp gần đúng trong phân tích và thiết kế cột chịu nén lệch tâm xiên / Phạm Phú Tình // Xây dựng .- 2017 .- Số 8 .- Tr. 47 – 52 .- 624

Trình bày ba nhóm phương pháp gần đúng trong việc phân tích và thiết kế cột chịu nén lệch tâm xiên, gồm: nhóm các phương pháp cộng tác tác dụng, phương pháp quy về lệch tâm phẳng tương đương, và nhóm các phương pháp dựa vào xấp xỉ mặt phá hoại.

37 Phân tích một số yếu tố kinh tế - kỹ thuật và khả năng áp dụng dầm I cánh rộng cho chiều dài nhịp vừa và nhỏ ở Việt Nam / TS. Ngô Văn Minh, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Long, KS. Trần Mạnh Cường // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 12 .- Tr.142 - 145 .- 624

Tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật khi áp dụng dầm I cánh rộng (dầm bản rộng) cho những cầu có chiều dài nhịp trung bình và vừa trên các tiêu chí về hệ số an toàn trong các kiểm toán quan trọng, khối lượng các vật liệu chính, chi phí sản xuất thi công lắp đặt kết cấu nhịp; so sánh với các phương án dầm phổ biến tại Việt Nam như dầm I bê tông cốt thép dự ứng lực, dầm super T, dầm bản và đưa ra một số mẫu thiết kế định hình.

38 Phân tích phần tử hữu hạn phi tuyến cho kết cấu bê tông cốt thép và thí nghiệm kiểm chứng / TS. Vũ Hồng Nghiệp, TS. Nguyễn Đình Hùng // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 10 .- Tr. 36 - 39 .- 624

Trình bày quá trình phân tích phần tử hữu hạn phi tuyến bằng mô hình phá hoại - dẻo của bê tông và kết quả so sánh với chương trình thí nghiệm được thực hiện cũng vởi tác giả tại Viện Công trình bê tông - Đại học Kỹ thuật Hamburg (CHLB Đức).

39 Ảnh hưởng của khoảng cách giờ trong mối nối cốt thép thường bằng ống thép trụ tròn bơm vữa cường độ cao / TS. Nguyễn Đình Hùng, KS. Nguyễn Ngọc Khương, TS. Vũ Hồng Nghiệp // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 10 .- Tr. 78 - 83 .- 624

Mối nối hai thanh cốt thép thường sử dụng ống nối bơm vữa cường độ cao để nối hai thanh cốt thép thường phù hợp với kết cấu bê tông lắp ghép. Ống nối được chế tạo có bố trí ren và các giờ để làm tăng ma sát giữa vữa cường độ cao, ống nối và khả năng truyền lực của mối nối. Kết quả chỉ ra rằng, khoảng cách giờ có ảnh hưởng khả năng truyền lực của mối nối. Việc bố trí ren trong lòng ống nối có thể làm tăng khoảng khoảng cách giờ dẫn đến giảm số giờ và tiết kiệm vật liệu.