CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bê tông--Cốt thép

  • Duyệt theo:
21 Phân tích ứng xử kéo của trụ cầu dạng tường rẽ quạt bằng bê tông cốt thép thường / ThS. Ngô Châu Phương, ThS. Hồ Vĩnh Hạ // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 5 .- Tr.65 – 68 .- 624

Trình bày tính toán kết cấu trụ rẽ quạt phổ biến theo hai phương pháp giải tích: Phương pháp mặt cắt với phương pháp mô hình chống giằng, từ đó giải thích sự xuất hiện vết nứt. Bài báo cũng so sánh, phân tích các kết quả tính toán với số liệu đo đạc trong thực tế để đề xuất phương pháp tính toán phù hợp và trình bày ví dụ tính toán cho phương pháp tính đó.

22 Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều dài cốt thép được bảo vệ bằng vữa cường độ cao đến khả năng chịu lực của dầm bê tông cốt thép / TS. Nguyễn Đình Hùng, KS. Dương Minh Quang // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 9 .- Tr.34 – 40 .- 624

Trong bài báo này, cốt thép sẽ được bảo vệ bằng việc đổ một lớp vữa cường độ cao quanh cốt thép kéo chủ. Chiều dài cốt thép được bảo vệ sẽ thay đổi để kiểm tra sự ảnh hưởng của chiều dài bảo vệ đến sức kháng của dầm cũng như các tiêu chí về bảo vệ cốt thép như bề rộng vết nứt và khoảng cách các vết nứt.

23 Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của hàm lượng cốt sợi thép rất nhỏ (steel microfiber) đến sức kháng va chạm của UHPC / ThS. Nguyễn Long // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số tháng 6 .- Tr.57 – 60 .- 690

Trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của hàm lượng cốt sợi thép micro đến sức kháng va chạm của UHPC. Trong nghiên cứu này sử dụng UHPC có cường độ chịu nén thiết kế 100Mpa, cốt sợi thép micro đường kính 0.2mm, chiều dài 13 mm với hàm lượng 0,5%, 1,0% và 1,5%. Thí nghiệm sức kháng va chạm theo chỉ dẫn của ACI544.2R.1989 (tái phê duyệt). Kết quả cho thấy, khi sử dụng cốt thép sợi thép micro năng lượng va chạm gây vết nứt đầu tiên tăng từ 2.18, 3.18, 7.18 lần và năng lượng gây phá hoại mãu tăng từ 4..2, 5.67, 12.13 lần so với mẫu không sử dụng cốt sợi.

24 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm bước đầu về ảnh hưởng của áp lực áp tuyến đến khả năng kháng cắt trượt giữa hai lớp bê tông asphalt từ mẫu khoan hiện trường / ThS. NCS. Bùi Thị Quỳnh Anh, PGS.TS. Đào Văn Đông, KS. Vầy Văn Hồng, PGS. TS. Nguyễn Quang Phúc // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số tháng 6 .- Tr.100 – 105 .- 690

Trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của áp lực pháp tuyến đến khả năng chịu cắt trượt của hai lớp bê tông asphalt (BTAP) đối với các mẫu khoan hiện trường của dự án thực tế. Thí nghiệm được tiến hành trên bộ thiết bị cắt có lực dọc trục thiết kế theo mô hình LIST theo tiêu chuẩn AASHTO TP114-15 trong điều kiện thực tế tại Việt Nam.

25 Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển cường độ bê tông cốt liệu thủy tinh / ThS. Phan Nhật Long // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số tháng 4 .- Tr.87 – 90 .- 690

Trình bày kết quả nghiên cứu sự phát triển cường độ của vật liệu này theo thời gian trong môi trường nước biển và nước ngọt. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tương đồng về khả năng phát triển cường độ giữa bê tông cốt liệu thủy tinh và bê tông đá dăm trong môi trường bảo dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, khi sử dụng trong môi trường nước biển, cường độ bê tông cốt liệu thủy tinh có xu hướng phát triển chậm dần theo thời gian so với môi trường khác. Kết quả nghiên cứu nhằm đánh giá tác động môi trường bảo dưỡng đến cường độ bê tông.

26 Nghiên cứu lựa chọn hàm lượng cốt thép hợp lý cho dầm bê tông có tính năng siêu cao / TS. Nguyễn Thị Nhung // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số tháng .- Tr. 64 – 68 .- 690

Khảo sát xem xét đến việc sử dụng hợp lý hàm lượng cốt thép cho dầm bê tông tính năng siêu cao để tạo nên cấu kiện có khả năng làm việc hiệu quả. Mô hình phần tử hữu hạn bằng phầm mềm MIDA FEA được sử dụng để mô phỏng sự làm việc chịu uống cửa kết cấu có xét đến đặc điểm làm việc phi tuyến của vật liệu cũng như hình học. Kết quả mô phỏng được so sánh với kết quả thí nghiệm với mục đích kiểm chứng sự chính xác của mô hình.

27 Nghiên cứu sửa chữa gia cường dầm bê tông cốt thép thường bằng cốt thép thường và vữa cường độ cao / TS. Nguyễn Đình Hùng, KS. Trần Quốc Nghi // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số tháng 4 .- Tr.53 – 58 .- 690

Theo thời gian sử dụng, kết cấu dầm cầu thường bị giảm chất lượng, do đó việc gia cường cầu là cần thiết. Vữa cường độ cao và cốt thép thường có thể áp dụng để sửa chữa và gia cường kết cấu cầu. Kết quả thí ngiệm chỉ ra rằng, dầm mảnh được thí nghiệm có chỉ số a/d từ 4.55 đến 4.85 bị phá hủy do uốn. Khi gia cường bằng vữa cường độ cao và cốt thép thường từ 49,3% và 65,6% của chiều dài nhịp cắt tính từ điểm gia tải, sức kháng của dầm tăng lần lượt từ 16,5% và 28,1 % so với dầm không được gia cường. Khi dầm được gia cường cũng chuyển từ phá hủy uốn sang phá hủy cắt kéo.

28 Nghiên cứu thực nghiệm hiệu quả gia cường dầm bê tông cốt thép chịu xoắn bằng vật liệu tấm sợi các bon CFRP / Nguyễn Trung Hiếu, Lý Trần Cường // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2018 .- Số 3 ( Tập 60) .- Tr. 29 – 35 .- 690

Trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm sự làm việc của dầm bê tông cốt thép chịu xoắn được gia cường bằng vật liệu tấm sợi các bon (CFRP); 6 mẫu dầm thí nghiệm có cùng kích thước hình học và cấu tạo cốt thép được chế tạo, trong đó 2 mẫu đầm không được gia cường và 4 mẫu được gia cường chống xoắn bằng tấm sợi CFRP. Các kết quả thực nghiệm về cơ chế phá hoại, mô men xoắn cực hạn, góc xoay, tình trạng nứt của các mẫu thí nghiệm được trình bày và thảo luận. Những kết quả thu được từ nghiên cứu này cho thấy hiệu quả của việc sử dụng tấm sợi CFRP trong gia cường kết cấu dầm BTCT chịu xoắn.

29 Sức kháng uốn cự hạn của giàn thép không gian liên hợp bản bê tông cốt thép / Nguyễn Cảnh Tuấn // Xây dựng .- 2017 .- Số 9 .- Tr.172 – 175 .- 690

Tập trung tìm hiểu ứng xử mất ổn định do uốn xoắn ngang của kết cấu giàn thép không gian chịu tác động của các loại tải trọng khác nhau như: lực tập trung, lực phân bố đều, mô men uốn đều trên chiều dài nhịp.

30 Tính toán cấu kiện bê tông cốt thép chịu uốn và nén lệch tâm theo sự hình thành vết nứt với mô hình biến dạng phi tuyến của bê tông / Đào Văn Cương, Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Tiến Nghĩa // Xây dựng .- 2017 .- Số 9 .- Tr. 102 – 108 .- 690

Giới thiệu về phương pháp tính toán cấu kiện bê tông cốt thép chịu uốn và nén lệch tâm theo sự hình thành vết nứt, mô hình biến dạng phi tuyến của bê tông, dựa theo Chỉ dẫn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép của Nga. Thực hiện ví dụ số, nhằm làm sáng tỏ cách tính toán vừa nêu đối với cấu kiện bê tông cốt thép chịu uốn hoặc nén lệch tâm.