CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kết cấu--Cầu

  • Duyệt theo:
11 Nghiên cứu kết cấu cầu có mố liền khối sử dụng cho cầu nhịp trung tại Việt Nam / KS. Phan Công Nho, Nguyễn Thị Cẩm Nhung, SV. Lê Văn Sơn,… // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 5 .- Tr. 69 – 72 .- 624

Tập trung tìm hiểu một số nét chính về kết cấu cầu có mố liền khối: Ưu nhược điểm, đặc điểm cấu tạo và làm việc của kết cấu. Ngoài ra, còn có một số ví dụ làm rõ hơn sự khác biệt của kết cầu sử dụng mố liền khối với các kết cấu sử dụng mố thông thường.

12 Phân tích sự làm việc kết cấu phần dưới của cầu toàn khối một nhịp / NCS. Phạm Tuấn Thanh, NCS. Nguyễn Mạnh Hà // Cầu đường Việt Nam .- 2017 .- Số 12 .- Tr. 31-34 .- 624

Trình bày sơ lược về khái niệm, đặc trưng cơ bản và những ưu nhược điểm của cầu toàn khối, phân tích các mô hình đã được nghiên cứu để tính toán cầu toàn khối, từ đó tác giả xây dựng mô hình phần tử hữu hạn 3 chiều để tính toán ví dụ cụ thể của một cầu toàn khối một nhịp.

13 Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của giải pháp vật liệu kết cấu nhịp đến ứng xử của kết cấu cầu dây văng có ba trụ tháp / Nguyễn Đức Thị Thu Định // Cầu đường Việt Nam .- 2018 .- Số 1+2 .- Tr. 44-52 .- 624

Phân tích, so sánh các giải pháp vật liệu kết cấu nhịp dầm ứng xử của kết cấu nhịp dầm tới ứng xử của kết cấu nhịp dầm của cầu dây văng có 3 tháp dưới tác động của hoạt tải đặt lệch tâm như là độ võng và mô men uốn, lực dọc của kết cấu nhịp.

14 Nghiên cứu hiệu quả giảm chấn khi áp dụng gối con lắc hai mặt trượt ma sát chống động đất cho cầu dây văng có cấu tạo trụ neo / PGS.TS. Hoàng Phương Hoa, TS. Bùi Trung Việt, ThS. Tôn Trọng Quang // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 11 .- Tr. 44- 51 .- 624

Nghiên cứu hiệu quả giảm chấn khi sử dụng gối DFP so với các loại gối thông thường như: Gối chậu, gối cao su lõi chì dùng trong kết cấu cầu dây văng có bố trí trụ neo. Hiệu quả giảm chấn đối với nội lực và chuyển vị của kết cấu dầm, tháp và tại vị trí của trụ neo sẽ được khảo sát chi tiết. Phần mềm Midas-Civil đã được áp dụng nhằm khảo sát hiệu quả của gối con lắc hai mặt trượt ma sát so với các loại gối thông thường khác.

15 Phương pháp phần tử biên trong phân tích ứng xử một số kết cấu cầu dạng bản / KS. Đoàn Như Sơn, TS. Trần Anh Tuấn // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 11 .- Tr. 84 - 87 .- 624

Các kết cấu dạng tấm bản được sử dụng phổ biến trong các bộ phận thi công cầu, do vậy việc xác định ứng xử cơ học của chúng càn phải được nghiên cứu trong kỹ thuật kết cấu. Bài báo nhằm mục đích chính là phân tích ứng xử của bản chịu uốn với hình dạng bất kỳ sử dụng phương pháp phần tử biên. Trong phương pháp này, trước tiên các giá trị trên biên được xác định, sau đó giá trị tại vị trí bất kỳ bên trong tấm được tính toán thông qua các vị trí bất kỳ bên trong tấm được tính toán thông qua các giá trị vừa tìm được.

16 Đánh giá sức khỏe kết cấu cầu bằng phương pháp đo dao động xung kích / PGS.TS. Hoàng Phương Hoa, KS. Nguyễn Ngọc An // Giao thông vận tải .- 1 .- Số 7 .- Tr. 46 - 50 .- 624

Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm độ cứng kết cấu nhịp cầu và đề xuất phạm vi suy giảm tần số giao động riêng cho cầu bản, cầu đầm bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực có thể ảnh hưởng đến khả năng chịu lực mới của kết cấu nhịp cầu.

17 Đánh giá tuổi thọ mỏi còn lại của kết cấu nhịp cầu giàn thép thông qua kết quả đo / TS. Nguyễn Hữu Hưng, ThS. Trần Minh Long, TS. Trần Thị Thu Hằng // .- 2017 .- Số 1+2/2017 .- Tr. 33-39 .- 624

Đánh giá tuổi thọ còn lại của kết cấu là một bài toán rất quan trọng, kết quả đánh giá giúp các nhà quản lý có phương án tối ưu cho kết cấu của mình đồng thời cũng giúp cho kỹ sư thiết kế thấy được sự làm việc thực tế của các bộ phận chính trong kết cấu. Tuổi thọ của kết cấu nhịp cầu thép phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong bài báo này, nhóm nghiên cứu tập trung phân tích tuổi thọ mỏi còn lại của kết cấu nhịp cầu giàn thép từ kết quả đo đạc thực tế, có đưa vào các hệ số điều chỉnh lấy từ mô phỏng số. Phương pháp phân tích trong bài báo dựa vào phương pháp Palmren-Miner.

18 Nghiên cứu giải pháp liên tục hóa kết cấu nhịp cầu dầm thép liên hợp bản bê tông cốt thép bằng bê tông cốt thép / PGS. TS. Phạm Văn Thoan // .- 2017 .- Số 1+2/2017 .- Tr. 40-43 .- 624

Trình bày giải pháp liên tục hóa kết cấu nhịp cầu dầm thép liên hợp bản bê tông cốt thép bằng bê tông cốt thép. Với kết cấu trên, đã khắc phục được nội lực, chuyển vị lớn và giảm được số lượng khe co giãn so với nhịp giản đơn. Hiện nay, ở Việt Nam chưa áp dụng nhiều kết cấu liên tục hóa dầm thép liên hợp bản bê tông cốt thép bằng phương pháp đổ bê tông cốt thép trên trụ. Vì vậy, tác giả đi sâu nghiên cứu đặc điểm làm việc và giải pháp cấu tạo của vị trí đổ bê tông cốt thép liên tục hóa. Từ đó, bài báo đưa ra ví dụ minh họa, kết luận và kiến nghị.

19 Thay thế gối cầu: Phân tích mô hình, công nghệ thi công và kết quả quan trắc ứng xử kết cấu / TS. Nguyễn Lan, TS. Cao Văn Lâm // Xây dựng .- 2016 .- Số 03/2016 .- Tr. 68-71 .- 624

Đề cập đến một số nội dung tính toán kích nâng kết cấu nhịp cầu bê tông cốt thép dự ứng lực, lựa chọn thiết bị công nghệ nâng kết cấu nhịp và kết quả quan trắc ứng xử kết cấu, bài học kinh nghiệm thi công nâng nhịp cầu Hòa Xuân và cầu Khuê Đông tại thành phố Đà Nẵng trong năm 2015.

20 Ứng dụng biến đổi Hilbert-Huang để chẩn đoán hư hỏng của kết cấu dưới công trình cầu / PGS. TS. Bùi Đức Chính // Cầu đường Việt Nam .- 2016 .- Số 4/2016 .- Tr. 12-16 .- 624

Giới thiệu những kết quả nghiên cứu ban đầu về chẩn đoán hư hỏng của kết cấu dưới công trình cầu dựa trên biến đổi Hilbert-Huang, gồm: nội dung của biến đổi Hilbert; việc phân tích một tín hiệu thành các hàm dạng/mode bản chất theo phân tích dạng kinh nghiệm và phân tích dạng kinh nghiệm quần thể; một số kết quả ban đầu trong áp dụng phổ giới hạn Hilbert trong chẩn đoán hư hỏng của kết cấu dưới công trình cầu.