CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Doanh nghiệp--Nhà nước

  • Duyệt theo:
21 Sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước / Nguyễn Quang Huy // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 732 .- Tr.39-42. .- 658

Giai đoạn 2016-2019, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển các đề án, chương trình, kế hoạch cơ cấu lại, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thoái vốn nhà nước và đã đạt được một số kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạt được, hoạt động sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nướctrong giai đoạn 2016-2019 còn tồn tại một số hạn chế. Trước bối cảnh đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới.

22 Quy trình thực hiện và hiệu quả hoạt động M&A doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam / Hồ Quỳnh Anh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 711 .- Tr. 5 – 8 .- 658

Bài viết trao đổi về quy trình thực hiện thương vụ mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam, đồng thời đánh giá hiệu quả hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2013-2017

23 Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay / Phạm Thị Vân Anh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 715 .- Tr. 22-25 .- 332.1

Thực trạng tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước hiện nay và đẩy mạnh tiến độ tài cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

24 Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: đánh giá từ góc độ quản lý nhà nước / Đặng Thị Phương Hoa // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 12(499) .- Tr. 15-27 .- 658

Tổng kết các quan điểm, định hướng của Đảng, chính sách của Nhà nước, các hình thức triển khai của Chính phủ VN trong 2 giai đoạn tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; phân tích kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế; đề xuất các nhóm giải pháp thúc đẩy hơn nữa quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở VN nhằm nâng cao nội lực và vai trò dẫn dắt của nhóm doanh nghiệp này trong phát triển kinh tế.

25 Cải cách chính sách tài chính, thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2030 / Đặng Quyết Tiến // .- 2020 .- Số 720+721 .- Tr. 76-80 .- 332.024

Bài viết đánh giá kết quả quá trình thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, chỉ ra một số tồn tại, hạn chế và các giải pháp cải cách chính sách tài chính nhằm tạo động lực thúc đẩy, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2030.

26 Phân tích ảnh hưởng của ngành Thép Việt Nam trước cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung / Trần Thị Thanh Thủy // .- 2019 .- Số 5 .- Tr. 54-57 .- 658

Ngày 06/7/2018, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chính thức bắt đầu sau khi các quy định áp thuế trị giá 34 tỷ USD của Mỹ nhằm vào hàng hóa Trung Quốc có hiệu lực. Cuộc xung đột này gây ra ảnh hưởng không hề nhỏ cho nhiều ngành công nghiệp trong đó có ngành Thép bởi hiện nay, Mỹ là quốc gia nhập khẩu thép lớn nhất thế giới với sản lượng nhập khẩu 2017 đạt 34,6 triệu tấn thép và Trung Quốc là một trong những nước xuất khẩu thép lớn nhất thế giới, mỗi năm xuất khẩu hàng trăm triệu tấn. Nếu mất thị trường Mỹ, Trung Quốc phải tìm các thị trường khác, trong đó có Việt Nam. Bài viết phân tích ảnh hưởng của ngành Thép Việt Nam khi Mỹ áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu thông qua tăng thuế và áp dụng quota đối với ngành Thép.

27 Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về quy trình giám sát doanh nghiệp nhà nước với các khuyến nghị của OECD và một số đề xuất / Hồ Thị Duyên, Hồ Thị Hải // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 10 (229) .- Tr. 74 - 84 .- 658

Nghiên cứu các khuyến nghị của OECD về quy trình giám sát doanh nghiệp nhà nước; thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về quy trình giám sát doanh nghiệp nhà nước trong sự đối chiếu với các khuyến nghị của OECD; các đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quy trình giám sát doanh nghiệp nhà nước.

28 Phát triển doanh nghiệp xã hội ở một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo đối với Việt Nam / Đặng Thành Lê, Khoa Anh Thắng // Khoa học Thương mại .- 2019 .- Số 130 .- Tr. 58-66 .- 658

Doanh nghiệp xã hội là mô hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vì mục tiêu phục vụ cộng đồng, do đó đây là một mô hình tốt giúp Nhà nước giảm gánh nặng trong việc giải quyểt các vấn đề xã hội môi trường. Tại Việt Nam, mô hình doanh nghiệp này hiện khá phong phú, hoạt động khá năng động, và đang có xu hướng ngày càng phát triển. Mặc dù đã được công nhận chính thức bởi Luật Doanh nghiệp 2014, chính sách thúc đẩy loại hình doanh nghiệp này còn chưa hoàn thiện. Để góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam, bài viết này tập trung xem xét kinh nghiệm quốc tế để rút ra bài học chính sách, đánh giá khái quát thực trạng phát triển của doanh nghiệp xã hội Việt Nam, rà soát chính sách hiện tại của chính phủ Việt Nam giành cho doanh nghiệp xã hội. Từ đó, bài viết đề xuất một số hướng hoàn thiện chính sách của Việt Nam đối với doanh nghiệp xã hội thời gian tới, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường cũng như quá trình phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam trong thời gian tới.

29 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam / Hoàng Thị Bích Loan // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 534+535 tháng 2 .- Tr. 34-36 .- 658

Trình bày thực trạng và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình thực hiện tái cấu trúc DNNN và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.

30 Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước : một số đánh giá và khuyến nghị / Phan Huy Đường // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2018 .- Số 529 tháng 11 .- Tr. 7-9 .- 658

Tình hình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thời gian qua; Một số khuyến nghị giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước.