CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Doanh nghiệp--Nhà nước

  • Duyệt theo:
11 Một số khuyến nghị đẩy mạnh vai trò của doanh nghiệp nhà nước / Vũ Đức Oai // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 600 .- Tr. 80 - 82 .- 658

Bài viết đề cập tới các doanh nghiệp nhà nước được tổ chức và hoạt động dưới hình thức tổng công ty hoặc tập đoàn lớn thuộc Đảng ủy khối các doanh nghiệp Nhà nước. Những doanh nghiệp này hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật và thực hiện các chức năng khác của quản lý nhà nước.

12 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước / Trần Thanh Thu, Hồ Quỳnh Anh, Nguyễn Thu Hà // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 757 .- Tr. 24-29 .- 658

So sánh hiệu quả hoạt động của nhóm doanh nghiệp (DN) cổ phần nhà nước với DN nhà nước (DNNN), DN khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và DN tư nhân cho thấy, cổ phần hoá (CPH) và thoái vốn nhà nước làm gia tăng hiệu quả hoạt động của DN. Nghiên cứu hai tình huống điển hình là Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) và Tổng Công ty Cổ phần Rượu Bia Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cho thấy, động lực của sự thay đổi này đến từ sự thay đổi chiến lược toàn diện và đổi mới quản trị công ty.

13 Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp Nhà nước / Đặng Văn Quang // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 1+2 .- Tr. 76-79 .- 657

Hành lang pháp lý về kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp Nhà nước dần được hoàn thiện, với việc quy định tại Luật Kế toán 2015, Nghị định của Chính phủ về kiểm toán nội bộ và Thông tư của Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế mẫu về kiểm toán nội bộ cho các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Trong thời gian tới, các đơn vị cần khẩn trương áp dụng các quy định vào trong thực tiễn, trong đó chú trọng đến tổ chức và vận hành kiểm toán nội bộ đảm bảo phù hợp, hiệu quả nhằm đáp ứng được các yêu cầu mà Nhà nước đã đặt ra.

14 Giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước / Phạm Thị Vân Anh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 754 .- Tr. 52 - 55 .- 658

Doanh nghiệp nhà nước được xác định là lực lượng quan trọng của kinh tế nhà nước, hoạt động trong nhiều ngành, lĩnh vực, địa bàn then chốt, có vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu; góp phần điều tiết, thúc đẩy phát triển kinh tế, thực hiện tiến độ, công bằng xã hội, ổn định an ninh, chính trị... Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp nhà nước thời gian qua cho thấy, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh chưa như kỳ vọng so với tiềm lực hiện có, chưa thực sự phát huy vai trò chủ đạo trong khu vực kinh tế nhà nước. Thực trạng này đòi hỏi cần đẩy mạnh đổ mới, nâng cao hiệu quả hơn nữa hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

15 Sử dụng công cụ định lượng phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam / Ngô Đức Hưng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 587 .- Tr.106 - 108 .- 658

Từ khi được cổ phần hóa và thực hiện tái cấu trúc, Petrolimex đã đạt được những thành công bước đầu, đó là: thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước xóa bỏ cấp hành chính chủ quan, từng bước đổi mới cấu trúc quản trị, nâng cao hiệu quả kinh tế ...; Tuy nhiên, từ sau cổ phần hóa, mô hình quản lý của Petrolimex cũng bộc lộ nhiều nhược điểm, đặc biệt mô hình tổ chức quản lý ở tập đoàn chưa được định hình rõ. Điều này lầ do không chỉ các yếu tố bên trong mà còn ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Bài viết sau đây sẽ phân tích ảnh hưởng của các yếu tố này thông qua mô hình định lượng với việc sử dụng phần mềm SPSS 22.

16 Hoàn thiện chính sách, thúc đẩy tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước / Lê Hải // Tài chính doanh nghiệp .- 2021 .- Số 1+2 .- Tr. 12-15 .- 658

Năm 2020, Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính đã tích cực, chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, sửa đổi, bô sung hoàn thiện các cừ chế, chính sách về tài chính doanh nghiệp; quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phẩn hóa DNNN. Qua đó, thúc đẩy tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn và hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà nước.

17 Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước : vượt chỉ tiêu vẫn lo tiến độ / Duy Long // Tài chính doanh nghiệp .- 2021 .- Số 1+2 .- Tr. 16-18 .- 658

Giai đoạn 2016 - 2020 đã cổ phần hóa được 178 doanh nghiệp, theo đó đã đạt và vượt chỉ tiêu đề ra là 137 doanh nghiệp, tuy nhiên chỉ có 37 doanh nghiệp thuộc kế hoạch cổ phần hóa, theo kế hoạch (đã được rà soát và điều chỉnh) vẫn còn 91 doanh nghiệp chưa hoàn thành công tác cổ phần hóa.

18 Quan hệ giữa năng suất lao động và tăng trưởng doanh thu trong các doanh nghiệp nhà nước lĩnh vực lưu trú và ăn uống tại Việt Nam / Nguyễn Khánh Huy, Phan Chí Anh // .- 2020 .- Số 511 .- Tr. 61-67 .- 658

Bài viết trình bày kết quả phân tích dữ liệu thu thập từ hơn 1.400 doanh nghiệp lĩnh vực lưu trú và ăn uống thuộc 3 nhóm doanh nghiệp phân theo hình thức sở hữu về các chỉ số quan trọng liên quan đến năng suất lao động nhằm làm rõ thực trạng về năng suất lao động và so sánh sự khác biệt giữa năng suất lao động của 3 nhóm doanh nghiệp này. Từ đó, nghiên cứu gợi mở một số đề xuất hướng tới việc nâng cao năng suất lao động của nhóm doanh nghiệp nhà nước

19 Giám sát hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tại một số quốc gia trên thế giới : bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 201 .- Tr. 79-81 .- 658

Trình bày một số kinh nghiệm về chỉ tiêu giám sát hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước tại một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

20 Bàn về hiệu quả quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp / Trần Kim Chung, Nguyễn Văn Tùng // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 732 .- Tr.10-13 .- 658

Vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp có vai trò quan trọng để hình thành và duy trì doanh nghiệp hoạt động ở những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, những địa bàn quan trọng; những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư, ứng dụng công nghệ cao, nhằm tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế. thời gian qua việc quản lý, sử dụng nguồn vốn này đã mang lị nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần tiếp tục có những giải pháp, đổi mới, cải cách.