CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ Quốc tế

  • Duyệt theo:
1 Quan hệ giữa Trung Quốc và Trung Đông những năm gần đây / Đỗ Thị Thu Phượng // .- 2023 .- Quý 2+3 (133+134) .- Tr. 301 - 320 .- 327

Từ những năm 1990, do nhu cầu về năng lượng, Trung Quốc quan tâm nhiều hơn tới khu vực Trung Đông, và kể từ đó Trung Quốc ngày càng gia tăng sự hiện diện ở khu vực này. Những bất đồng giữa Mỹ và các quốc gia trong khu vực càng khiến quan hệ Trung Quốc với khu vực được thắt chặt hơn. Mặc dù dầu mỏ vẫn là trọng tâm trong quan hệ giữa Trung Quốc và Trung Đông, trên thực tế Trung Quốc đã mở rộng ảnh hưởng của mình sang các lĩnh vực khác như tài chính - thương mại, cơ sở hạ tầng, giáo dục, văn hóa, chính trị và cả an ninh - quốc phòng. Vai trò và ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực ngày càng rõ, đặc biệt Sáng kiến Vành đai Con đường đang được các quốc gia trong khu vực tận dụng để phát triển kinh tế.

2 Quan hệ Việt Nam với các quốc gia châu Phi : những nền tảng cơ bản và cơ hội giao thương mới / Lê Kim Sa, Vũ Thị Thanh // .- 2023 .- Số 06 (214) - Tháng 6 .- Tr. 12 - 18 .- 327

Việt Nam có quan hệ hữu nghị tốt đẹp với tất cả các nước châu Phi, được xây dựng trên nền móng vững chắc là chính sách đoàn kết giữa các phong trào giải phóng dân tộc, giải phóng thuộc địa từ những năm 50-60 của thế kỷ trước. Bước sang thế kỷ XXI, quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa Việt Nam và các nước châu Phi không ngừng được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực. Trên thực tế, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam coi châu Phi là thị trường, đối tác tiềm năng và tích cực đầu tư vào các nước châu Phi. Bài viết sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích tư liệu để đánh giá các nền tảng của mối quan hệ truyền thống giữa Việt Nam và các nước châu Phi, đồng thời đánh giá những cơ hội giao thương mới trong tương lai. Theo kết quả nghiên cứu, nếu Việt Nam đạt được một thỏa thuận thương mại với khu vực AfCFTA, Việt Nam có thể tận dụng lợi thế cạnh tranh so với nhiều nước châu Á khác để gia tăng xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh vào thị trường này. Đây cũng là cơ sở cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên sâu sắc hơn nữa, đóng góp tích cực vào mối quan hệ thương mại và đầu tư nói riêng cũng như quan hệ hòa bình, hợp tác, phát triển của mỗi bên cũng như mỗi khu vực.

3 Tình hình bất ổn tại Cộng hòa Niger: Tác động và can dự của các nước lớn và khu vực / Nguyễn Hồng Quân // .- 2023 .- Số 08 (216) - Tháng 8 .- Tr. 3 - 10 .- 327

Bài viết điểm lại những hậu quả của cuộc binh biến cũng như tác động, phản ứng từ các đối tác của Niger, đồng thời đưa ra một số hàm ý đối với các bên liên quan.

4 Quan hệ Nga – Trung Quốc năm 2023: Tác động và hàm ý với Việt Nam / Phạm Lưu Bình // .- 2023 .- Số 10 (266) - Tháng 10 .- Tr. 37-54 .- 327

Phân tích những lợi ích và trở ngại trong việc thúc đẩy phát triển quan hệ Trung Quốc – Liên Bang Nga, những tác động, ảnh hưởng đối với khu vực, quốc tế và Việt Nam.

5 Bàn về vai trò của Mỹ và Trung Quốc trong quan hệ quốc tế hiện nay / Nguyễn Xuân Cường // .- 2023 .- Số 11 (267) - Tháng 11 .- Tr. 15-26 .- 327

Trình bày về vai trò của Mỹ và Trung Quốc trong quan hệ quốc tế hiện nay. Từ góc nhìn nhất định, trật tự thế giới hay quan hệ quốc tế ngày nay đang trong thời kỳ “đa cực”, “đa trung tâm” và đang chịu sự chi phối của các cường quốc, đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc.

6 Điều kiện hình thành và nội dung Lã thị hương ước tại Trung Quốc / Đỗ Văn Nam, Đằng Thành Đạt // .- 2023 .- Số 12 (268) - Tháng 12 .- Tr. 61-71 .- 327

Giới thiệu về Lam Điền Lã thị hương ước, cơ sở hình thành hương ước tại Trung Quốc và các tư tưởng chính trị trong bản hương ước đầu tiên này của Trung Quốc.

7 Thách thức và triển vọng hợp tác Nga – Trung trong trật tự mới của thế giới / Nguyễn Anh Cường, Hoàng Tiến Đạt // .- 2023 .- Số 9 (265) - Tháng 9 .- Tr. 38-49 .- 327

Phân tích và tập trung làm nổi bật những khía cạnh lịch sử, chính trị và kinh tế của mối quan hệ Nga – Trung. Từ đó khẳng định xu hướng hợp tác chặt chẽ, không thể đảo chiều của quan hệ hai nước trong tương lai gần.

8 Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung Quốc nhìn từ mặt trận bảo mật 5G / Phạm Mạnh Hùng // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 4-6 .- 327

Nhân loại đang tiến bước vào nền văn minh kỹ thuật số và 5G là một trong những công nghệ nền tảng của tiến trình này và do vậy, cạnh tranh của nhiều nước trên thế giới vì không quốc gia nào muốn bị rớt lại phía sau, nhất là Trung Quốc và Mỹ. Hai siêu cường này đã và đang sử dụng mọi vũ khí có trong tay, trong đó bảo mật 5G là một trong những mặt trận chính yếu, để giành chiến thắng trên đường đua 5G. Trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ hiện đang đi theo hai hướng khác nhau đặt ra tình thế hóc búa buộc phải lựa chọn vì với kỹ thuật, không thể “nước đôi” được, bởi vậy, đòi hỏi có quyết sách đúng đắn, phù hợp, tránh mắc kẹt trở thành nạn nhân trong cuộc chơi lớn giữa hai siêu cường này.

9 Một số vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp khi thực hiện các FTA thế hệ mới / Mai Lan Hương // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 7-9 .- 658

Hơn 35 năm Đổi mới và phát triển, Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu. Đến nay, Việt Nam đã tham gia và ký kết 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó nổi bật là các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA và UKVFTA. Việc thực thi các FTA thế hệ mới này trong thời gian qua đã giúp Việt Nam và các doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng, tăng trưởng và phát triển sau đại dịch Covid -19. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có những thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp khi thực thi các FTA thế hệ mới này.

10 Thực trạng nguồn nhân lực Campuchia từ năm 2018 đến năm 2023 / Cao Thị Mai Hoa // .- 2023 .- Tháng 7 .- Tr. 35-43 .- 327

Phân tích thực trạng nguồn nhân lực của Campuchia từ năm 2018 đến năm 2023 và khái quát các chính sách giáo dục, đào tạo kỹ thuật và dạy nghề, y tế, bảo trợ xã hội nhằm phát triển nguồn nhân lực.