CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Quan hệ Quốc tế

  • Duyệt theo:
31 Lợi ích Quốc gia trong bối cảnh hiện nay: Từ lý thuyết tới thực tiễn / Hoàng Khắc Nam // Châu Mỹ ngày nay .- 2023 .- Số 2(299) .- Tr. 25-37 .- 327

Trên cơ sở chỉ rõ cách nhận diện lợi ích Quốc gia, phân tích các biển số trong xác định lợi ích quốc gia và vai trò của lợi ích Quốc gia cơ bản, bài viết đã chỉ ra một số xu hướng khác của lợi ích quốc gia trong bối hiện nay.

32 Ba thập niên quan hệ Asean – Trung Quốc nhìn lại và hướng tới / Đàm Huy Hoàng // Châu Mỹ ngày nay .- 2023 .- Số 4(277) .- Tr. 67-76 .- 327

Tập trung phân tích, đánh giá tiến trình phát triển của quan hệ Asean – Trung Quốc trong ba thập niên qua. Từ đó góp phần dự báo triển vọng của mối quan hệ này trong thời gian sắp tới.

33 Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á: thực trạng quan hệ và định hướng chính sách của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 / Á Đông // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 3(130) .- Tr. 43-66 .- 327

Phân tích và làm rõ tầm quan trọng của Đông Nam Á, đánh giá quan hệ của Việt Nam với từng quốc gia trong khu vực trong thập kỷ qua, và đề xuất một số định hướng chính sách nhằm củng cố và tăng cường hơn nửa quan hệ Việt Nam với các nước trong khu vực trong thập kỷ tới.

34 Quan hệ Nga – EU: những kịch bản sau xung đột vũ trang ở Ukraine / Nghiêm Tuấn Hùng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2022 .- Số 12(267) .- Tr. 3-13 .- 327

Nghiên cứu đưa ra 5 kịch bản có thể diễn ra đối với quan hệ giữa Nga với các nước EU trong tương lai, đó là: 1. Duy trì mâu thuẩn chiến lược nhưng cùng tồn tại hòa bình; 2. Chiến tranh lạnh mới; 3. Chung sống hòa bình, hợp tác cùng phát triển; 4. Nga thiết lập một trật tự kiểu Nga ở Châu Âu; 5. Kịch bản không thể đoán định.

35 Một số vấn đề kinh tế chính trị trong thương mại Việt Nam – Trung Quốc / Phan Thanh Thanh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 626+627 .- Tr. 25 - 27 .- 330

Bài báo chỉ ra các vấn đề kinh tế chính trị trong thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh chuyển dịch trật tự kinh tế thế giới hiện nay. Từ đó, gợi ý lựa chọn quan điểm thương mại của Việt Nam với Trung Quốc.

36 Một số xu hướng vận động của tri thức ở Đông Á dưới góc nhìn quan hệ quốc tế / Lê Lê Na // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 9 (253) .- Tr. 42-53 .- 327

Xem xét ba xu hướng vận động của tri thức, bao gồm: giáo dục, nghiên cứu – phát triển và chuyển giao công nghệ tại Đông Á. Từ đó, tác giả làm rõ đặc điểm và xu hướng vận động của tri thức tại khu vực này.

37 So sánh môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam với Thái Lan và Philippines / Nguyễn Thị Thanh Lam, Nguyễn Thị Phượng, Đỗ Thị Thanh Tâm // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 10 (271) .- Tr. 72-81 .- 327

So sánh môi trường đầu tư quốc tế tại Việt Nam với hai nước có nhiều nét tương đồng khác trong khu vực là Thái Lan và Philippines, từ đó chỉ ra ưu điểm cũng như hạn chế còn tồn tại của môi trường đầu tư Việt Nam so với hai nước còn lại.

38 Ngược dòng lịch sử : vấn đề Đài Loan trong quan hệ Trung – Mỹ (1949-1989) / Nguyễn Huy Quý // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 8 (252) .- Tr. 50-60 .- 327.09

Phân tích nội dung của vấn đề Đài Loan trong quan hệ Trung – Mỹ từ 1949-1989 qua hai giai đoạn trong thời kỳ Chiến tranh Lanh: 20 năm đối địch (1949-1971) và bình thường hóa quan hệ, hợp tác và mâu thuẫn (1982-1989).

39 Chiến lược “Cổng kết nối toàn cầu” của EU và triển vọng thực hiện / Nguyễn Hải Lưu // Nghiên cứu Châu Âu .- 2022 .- Số 5 (260) .- Tr. 3-9 .- 327

Tháng 12/2021, EU đã ban hành Chiến lược “Cổng kết nối toàn cầu” với nhiều mục tiêu đa chiều nhằm tăng cường các lợi ích an ninh, phát triển và vị thể của EU trên trường quốc tế. Chiến lược này đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế từ những góc độ tiếp cận khác nhau. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích những nội dung chính của chiến lược, đánh giá các hàm ý và dự báo triển vọng thực hiện trong thời gian tới.

40 Lợi ích và cạnh tranh giữa các nước lớn ở tiểu vùng Mê công / Bùi Thanh Tuấn // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 2(129) .- Tr. 75-94 .- 327

Bài viết làm rõ vị trí và tầm quan trọng của Tiểu vùng Mê Công trong chiến lược của các nước lớn trên và cạnh tranh giữa các chủ thể này ở khu vực. Nghiên cứu cho thấy, về tổng thể, Trung Quốc có vị thế, ảnh hưởng lớn và toàn diện hơn Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ ở Tiểu vùng Mê Công. Xu hướng này dẫn đến hệ lụy là môi trường an ninh, sự ổn định, cân bằng chiến lược ở Tiểu vùng sẽ phải đối diện cùng lúc với nhiều nguy cơ, thách thức từ sự cạnh tranh giữa các nước lớn.