CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Dược

  • Duyệt theo:
1221 Nghiên cứu xây dựng công thức viên nén giải phóng kéo dài chứa acid valproic và natri valproat / Phùng Chất, Huỳnh Thanh Phong, Trương Phan Ngọc My, Lê Hậu // Dược học .- 2014 .- Số 454/2014 .- Tr. 9-11, 25. .- 610

Trình bày nguyên liệu và thiết bị nghiên cứu, phương pháp đánh giá các thông số kỹ thuật của nhân viên. Ảnh hưởng của hydroxy propylmethyl cellulose K15M đến độ giải phóng dược chất, ảnh hưởng của sự phối hợp các polymer đến khả năng giải phóng dược chất. Kết luận.

1223 Hoàn thiện quy trình chiết xuất và tinh chế steviosid từ lá cỏ ngọt (Stevia rebaudiana (Bertoni) Hemsl.) / Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Thu Hằng, Lê Thị Thọ // Dược học .- 2014 .- Số 454/2014 .- Tr. 21-25. .- 610

Trình bày kết quả nghiên cứu hoàn thiện quy trình chiết xuất và tinh chế steviosid từ lá cỏ ngọt để có thể áp dụng vào sản xuất ở Việt Nam. Sản phẩm của quy trình chiết xuất – steviosid được xác định cấu trúc hóa học dựa trên số liệu phổ khối (MS) và phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR).

1224 Điều khiển quá trình duy trì mô phân sinh đỉnh và hình thành mầm lá bằng các nhân tố phiên mã ở Arabidopsis thaliana / Nguyễn Minh Hùng, Jos Schippers, Bernd Mueller-Roeber // Khoa học & công nghệ Trường Đại học Duy Tân .- 2013 .- Số 4 (9)/2013 .- Tr. 30-36. .- 610

Những tiến bộ về di truyền phân tử trong hơn 20 năm qua đã dẫn đến những phát hiện quan trọng trong quá trình phát sinh hình thái của lá. Nhiều mạng lưới điều khiển biểu hiện gene (GRNs) liên quan đến phát triển lá đã được xác định. Trong bài báo này, tác giả tập trung thảo luận các quá trình phát triển lá ở giai đoạn sớm như duy trì mô phân sinh đỉnh ngọn, hình thành mầm, sự phân cực của lá, dưới sự kiểm soát của các nhân tố phiên mã ở Arabidopsis thaliana.

1225 Xu hướng và mô hình đào tạo dược sỹ ở châu Á và Việt Nam / PGS. TS. Lê Văn Truyền // Dược & Mỹ phẩm .- 2013 .- Số tháng 12 (37)/2013 .- Tr. 12-13. .- 615

Trình bày xu hướng và mô hình đào tạo dược sỹ ở Châu Á, những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực đào tạo dược sỹ ở nước ta.

1226 Tăng độ tan thuốc kháng ung thư 5’ – Nitro-Indirubinoxime bằng hệ phân tán rắn nhũ hóa Nano / TS. Trần Trương Đình Thảo, Trần Hà Liên Phương, Võ Văn Tới // Khoa học Đại học Quốc tế Hồng Bàng .- 2013 .- Số 2 tháng 9/2013 .- Tr. 23-27 .- 610

Mục tiêu của bài viết này là làm tăng độ tan của 5’-Nitro-Indirubixoxime bằng hệ phân tán rắn. Trong nghiên cứu này phương pháp nóng chảy được dùng để bào chế hệ phân tán rắn. Các chất mang cũng như các chất nhũ hóa được dùng để khảo sát làm tăng độ tan của thuốc. Kết quả cho thấy hệ phân tán rắn của 5’-NIO với poloxamer 407 và Cremophor RH40 có khả năng làm tăng độ tan của thuốc này tốt nhất, đồng thời hệ phân tán rắn này cho thấy có khả năng hình thành các hạt nano khi phân tán vào nước…