CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Học Tự Nhiên

  • Duyệt theo:
71 Ứng dụng nano ZnO làm phân bón vi lượng / Lê Tiến Khoa // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 4(757) .- Tr. 54-56 .- 540

Nghiên cứu trình bày ứng dụng nano ZnO làm phân bón vi lượng, ứng dụng phân bón nano ZnO dưới dạng dịch lỏng giúp gia tăng cả khối lượng lá và hàm lượng hoạt chất của cây. Để cây trồng đạt được sự tăng trưởng sinh khối tối ưu, điều quan trọng là phải cung cấp cho chúng liều lượng kẽm phù hợp, thường nằm ở mức thấp, tương tự như các dưỡng chất vi lượng khác. Việc sử dụng phân bón nano ZnO với liều lượng thích hợp có ý nghĩa rất quan trọng cho cả năng suất lá và khả năng chống oxy hóa của tía tô.

72 Phơi nắng giúp bổ sung vitamin D và khuyến nghị áp dụng ở Việt Nam / Hồ Ngọc Sơn // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 4(757) .- Tr. 57-59 .- 592

Nghiên cứu trình bày việc phơi nắng giúp bổ sung vitamin D và khuyến nghị áp dụng ở Việt Nam. Vitamin D có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Việc hấp thụ Vitamin D đúng cách không những giúp cơ thể chuyển hóa canxi từ thức ăn, giảm tỷ lệ thấp còi ở trẻ mà còn giúp phòng ngừa được một số bệnh nguy hiểm. Có nhiều phương pháp bổ sung Vitamin D từ tự nhiên đơn giản mà hiệu quả như tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, phơi nắng vào thời điểm nào, trong thời gian bao lâu là những điểm mà chúng ta cần lưu ý.

73 Ảnh hưởng của phonon lên tính chất hàm cảm ứng Exciton trong mô hình Falicov-Kimball mở rộng / Đỗ Thị Hồng Hải, Nguyễn Dương Bộ, Phan Văn Nhâm // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2022 .- Số 1(50) .- Tr. 55-62 .- 660

Nghiên cứu ảnh hưởng của phonon lên tính chất hàm cảm ứng Exciton trong mô hình Falicov-Kimball mở rộng. Kết quả tính số khẳng định vai trò quan trọng của phonon trong việc thiết lập trạng thái ngưng tụ exciton trong hệ ở nhiệt độ thấp.

74 Một số hoạt tính sinh học của dịch chiết và hoạt chất tinh sạch từ cây sim: tổng quan (Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk) / Hồng Thị Minh Anh, Nguyễn Huy Thuần // .- 2022 .- Số 1(50) .- Tr. 63-70 .- 660.6

Sim Rhodomyrtus tomentosa (Aiton) Hassk là loài thực vật có hoa thuộc họ Myrtaceae. Bài viết trình bày khái quát và thảo luận một số nghiên cứu nổi bật về hoạt tính sinh học của dịch chiết và hoạt chất này từ cây Sim trong thời gian gần đây.

75 Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất bột chanh dây (Passiflora edulis) / Phan Thị Việt Hà, Lê Văn Thuận, Nguyễn Thị Hồng Tình // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2022 .- Số 1(50) .- Tr. 71-79 .- 660

Mục đích nghiên cứu tìm ra các thông số công nghệ, đề xuất quy trình sản xuất bột chanh dây bằng phương pháp sấy thăng hoa. Bột chanh dây thu được sau quá trình sấy thăng hoa cho màu sắc vàng đẹp, hàm lượng vitamin C cao, phù hợp cho ứng dụng trong các thực phẩm.

76 Đặc điểm sinh học các loài thực vật họ kim giao (Podocarpaceae) tại khu bảo tồn Thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa, Đà Nẵng / Đặng Hoàng Đức, Đỗ Thu Hà // .- 2022 .- Số 1 (50) .- Tr. 80-90 .- 660.6

Đề tài xác định thành phần loài và đặc điểm sinh học của các loài thực vật họ Kim giao tại Bà Nà – Núi Chúa. Đây là nơi có tính đa dạng sinh học cao với 795 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có nhiều loài thực vật có giá trị bảo tồn cao không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi toàn cầu.

77 Nghiên cứu hiệu lực ức chế vi khuẩn khử sunphat của một số nano kim loại / Hoàng Anh Sơn, Cồng Hồng Hạnh, Nguyễn Hồng Nhung, Vũ Hồng Sơn, Phạm Duy Khánh, Trần Thị Hương, Trần Quế Chi // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 1(Tập 64) .- Tr. 32-37 .- 543

Nghiên cứu hiệu lực ức chế vi khuẩn khử sunphat của một số nano kim loại. Vi khuẩn khử sunphat là nhóm vi khuẩn kỵ khí có khả năng sinh ra khí H2S làm chua hóa chất dầu thô, gây ăn mòn các thiết bị kim loại và hệ thống đường ống, thậm chí tạo thành các màng biofilm gây bít nhét vỉa, làm giảm khả năng tiếp nhận của nước bơm ép trong khai thác dầu khí. Hiện nay, các chất diệt khuẩn đang được sử dụng chủ yếu là andehit hoặc amin vòng kết hợp với chất hoạt động cation, rất độc hại đối với con người và môi trường. Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã tạo ra vật liệu mới có kích thước nano, với khả năng thay thế các chất diệt khuẩn truyền thống và thân thiện với môi trường. Nghiên cứu này đã cho thấy, các nano kim loại bạc, đồng với kích thước trung bình 50nm, nồng độ sử dụng từ 500ppm có khả năng ức chế và diệt cả 2 chủng vi khuẩn khử sunphat bơi lội, bám dính trong các điều kiện nhiệt độ thường và cao.

78 Đặc điểm kiểu gen của đa hình MTHFR C677T, MTHFR A1298C, MTR A2756G và MTRR A66G ở phụ nữ sảy thai liên tiếp / Trần Ngọc Thảo My, Triệu Tiến Sang, Nguyễn Ngọc Thất, Trần Văn Tuấn, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Minh Phương, Trịnh Thế Sơn // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 2(Tập 64) .- Tr. 1-4 .- 570

Nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên quan giữa các kiểu gen của đa hình đơn nucleotide MTHFR C677T, MTHFR A1298C, MTR A2756G và MTRR A66G ở phụ nữ sảy thai liên tiếp. Nguyên nhân chính gây ra sảy thai liên tiếp rất đa dạng, chúng có thể phụ thuộc vào một hoặc nhiều yếu tố như độ tuổi mang thai của người mẹ, đặc điểm giải phẫu, miễn dịch, nhiễm khuẩn và kể cả các đặc điểm về mặt di truyền. Mặc dù vậy, hơn 50% trường hợp sảy thai là chưa thể xác định rõ nguyên nhân, điều này khiến cho quá trình nghiên cứu về sảy thai liên tiếp còn gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp bệnh – chứng trên nhóm bệnh gồm những phụ nữ có tiền sảy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân và nhóm chứng là những phụ nữ thai sản khỏe mạnh. Nghiên cứu cho thấy, đa hình MTHFR C677T là yếu tố nguy cơ gây sảy thai liên tiếp ở những phụ nữ tham gia nghiên cứu. Đối với những đa hình MTHFR A1298C, MTR A2756G và MTRR A66G cần mở rộng quy mô nghiên cứu để tiếp tục đánh giá nguy cơ gây bệnh.

79 Nghiên cứu bảo quản táo cắt tươi bằng màng bao ăn được alginate có bổ sung cao chiết rong nâu Sargassum polycystum / Trần Thị Ngọc Mai, Huỳnh Phương Quyên, Nguyễn Công Danh, Lê Thị Giang, Lê Hoàng Tính, Nguyễn Thái Ngọc Uyên // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 2(Tập 64) .- Tr. 43-47 .- 570

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của lớp phủ ăn được alginate có bổ sung glycerol và cao chiết rong nâu Sargassum polycystum (màng A-G-S) lên quả táo cắt tươi, có khả năng kháng oxy hóa là một giải pháp cho vấn đề hóa nâu làm giảm giá trị cảm quan của sản phẩm táo cắt tươi. Khi gọt vỏ hoặc cắt miếng táo, các không bào trong tế bào quả bị phá vỡ, các hợp chất phenol được giải phóng. Các phenol này bị chuyển hóa bởi enzyme polyphenol oxidase để tạo thành ortho-quinone trong điều kiện có oxy. Các ortho-quinone kết hợp với nhau tạo thành sắc tố nâu melanin, làm giảm giá trị cảm quan của sản phẩm. Nghiên cứu này ứng dụng lên dòng sản phẩm cắt tươi, nhằm giữ được nhiều nhất tính chất tự nhiên và kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm trái cây cắt tươi, một dòng sản phẩm tiện lợi phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội công nghiệp hiện nay.

80 Ngưỡng mật độ Streptococcus agalactiae gây bệnh Streptococcosis ở cá rô phi (Oreochromis sp.) nuôi ao nước ngọt / Trương Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phạm Thị Yến, Lê Thị Mây, Võ Văn Nha, Đặng Thị Lụa // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 2(Tập 64) .- Tr. 54-59 .- 570

Nghiên cứu nhằm xác định ngưỡng mật độ Streptococcus agalactiae gây bệnh Streptococcosis ở cá rô phi (Oreochromis sp.) nuôi ao nước ngọt. Cá rô phi là loài cá có giá trị kinh tế, thương mại và dinh dưỡng, có nhiều ưu điểm như sinh trưởng nhanh, dễ nhân giống, có thể sinh trưởng và phát triển ở biên độ dao động môi trường lớn, dễ chuyển đổi thức ăn bổ sung. Biểu hiện chính bắt gặp cá nhiễm S. agalactiae là cá giảm ăn, bơi không định hướng, vơi vòng tròn, đục mắt, lồi mắt, giải phẫu nội tạng ghi nhận gan, lách sưng, bụng tích nhiều dịch lỏng. Bệnh xuất hiện ở cá khi có sự tương tác giữa động vật thủy sản, mầm bệnh và môi trường sống, đồng thời mất cân bằng giữa 3 yếu tố này như cá yếu, giảm sức đề kháng, mật độ mầm bệnh gia tăng hay điều kiện môi trường bất lợi. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học có ý nghĩa giúp xác định thời điểm áp dụng giải pháp kỹ thuật đê giảm thiểu mật độ Streptococcus agalactiae cũng như cải thiện chất lượng môi trường nhằm hạn chế bùng phát bệnh.