CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Học Tự Nhiên

  • Duyệt theo:
51 Từ tính nửa kim loại của triazine g-C4N3 và g-C3N4 biến tính với H, Li và nguyên tố nhóm 2p / Phạm Nam Phong // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 6(Tập 64) .- Tr. 1-6 .- 570

Trình bày nghiên cứu dựa trên tính toán phiếm hàm mật độ (DFT) về cấu trúc điện tử và trật tự từ của g-C4N3 và vật liệu gần gũi của nó là triazine g-C3N4 được biến tính với H, Li và nguyên tố nhóm 2p. Cacbon nitơ dạng graphit g-C4N3 từ khi được thực nghiệm phát hiện, đăc biệt được coi là một vật liệu đơn lớp với tính chất sắt từ nửa kim loại, đã được quan tâm nghiên cứu sâu rộng trong lĩnh vực spintronics (điện tử học spin). Trước tiên, tính chất sắt từ nửa kim loại của g-C4N3 được làm sáng tỏ, nhấn mạnh mômen từ spin định xứ bởi các điện tử N-sp2pyridine. Tiếp đó, các lược đồ khác nhau được đề xuất để biến đổi cấu trúc những vật liệu này nhằm thu được từ tính linh động, hướng tới ứng dụng tiềm năng hơn nữa trong spintronics. Vấn đề then chốt nằm ở tính chất hóa học của H, Li và những nguyên tố nhóm 2p khác tại vị trí N hay C gCN và nút khuyết của mạng tinh thể.

52 Nghiên cứu cơ chế ghép mạch và sulfo hóa của màng dẫn proton sử dụng trong pin nhiên liệu hydro / Đinh Trần Trọng Hiếu, Lâm Hoàng Hảo, Trần Thanh Danh, Trần Hoàng Long, Nguyễn Tiến Cường, Trần Văn Mẫn, Trương Thị Hồng Loan, Trần Duy Tập // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 6(Tập 64) .- Tr. 7-13 .- 530

Trình bày nghiên cứu cơ chế ghép mạch và sulfo hóa của màng dẫn proton sử dụng trong pin nhiên liệu hydro. Kết quả cho thấy, styrene được ghép vào polymer nền ETFE bằng phản ứng phá vỡ liên kết được gây ra bởi các gốc tự do và tạo thành chuỗi polystyrene trên bề mặt pha tinh thể. Các styrene vào sau vẫn tiếp tục khuếch tán vào sâu trong màng từ hai mặt do sự chênh lệch gradient nồng độ. Qúa trình ghép mạch xảy ra trên cả vị trí C-H và C-F của mạch polymer ETFE nền, nhưng tại vị trí C-F nhiều hơn, trong khi đó các phản ứng sulfo hóa để tạo màng dẫn proton chỉ xảy ra tại vị trí para trên vòng thơm của polystyrene. Các phản ứng phụ, sản phẩm thứ cấp của quá trình ghép và sulfo hóa không được tìm thấy trên các phổ 13C NMR, FT-Ỉ thu được, chứng tỏ các quá trình ghép, sulfo hóa đã được kiểm soát tốt.

53 Xử lý methylene blue bằng zeolite NaX với silica có nguồn gốc từ tro trấu / Trần Nguyễn Phương Lan, Lý Kim Phụng, Lương Huỳnh Vũ Thanh, Nguyễn Hồng Nam, Trần Thị Bích Quyên, Lê Phan Hưng // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 6(Tập 64) .- Tr. 14-18 .- 540

Nghiên cứu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ methylene blue (MB) trong nước giả thải bằng zeolite NaX. Vật liệu zeolite được tổng hợp từ tro trấu (RHA) không thông qua tiền xử lý nhằm tận dụng nguồn phụ phẩm rẻ tiền và sẵn có tại Việt Nam. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ như pH, nồng độ dung dịch MB, lượng chất hấp phụ và thời gian hấp phụ đã được khảo sát cụ thể. Quá trình hấp phụ MB bằng zeolite NaX phù hợp với mô hình hấp phụ Freundlich và là quá trình hấp phụ vật lý tuân theo mô hình động học giả kiến bậc 2. Vật liệu zeolite NaX có thể được tái sử dụng 4 lần với độ giảm hiệu suất hấp phụ là 24,03%. Kết quả của nghiên cứu cho thấy tiềm năng ứng dụng của zeolite NaX trong xử lý chất màu hữu cơ và là tiền đề cho các nghiên cứu về xử lý kim loại nặng hay các loại chất khí.

54 Tăng cường xã hội hóa và phi tập trung hóa trong quản lý chất thải rắn hướng tới thực hiện kinh tế tuần hoàn tại thành phố Đà Nẵng / Quách Thị Xuân // .- 2022 .- Số 148 .- Tr. 12-19 .- 363

Tác giả đề xuất hai phương pháp xã hội hóa và phi tập trung hóa trong quản lý chất thải rắn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn theo chu trình sản phẩm từ sản xuất, phân phối tới tiêu dùng và thải bỏ. Trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phòng ngừa giảm thiểu rác thải.

56 Nghiên cứu quy trình trích ly polyphenol từ vỏ dưa hấu bằng phương pháp trích ly có hỗ trợ pectinase / Ngô Trịnh Tắc Đạt, Nguyễn Thị Lan Anh, Trần Tấn Lĩnh // .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 15-25 .- 660

Các sản phẩm được chế biến từ dưa hấu chủ yếu chỉ sử dụng phần thịt quả phần vỏ dưa hấu chưa được tận dụng. Kết quả phân tích trước đây cho thấy vỏ dưa hấu có chứa hoạt chất sinh học chủ yếu la các polyphenol có khả năng chống oxy hóa hoặc cản trở việc hình thành các gốc tự trong cơ thể, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

57 Hydro xanh giải pháp chống biến đổi khí hậu / Bảo Hà // .- 2022 .- Số 255+256 .- Tr. 23-24 .- 363.7

Sự phát triển nền kinh tế hydro được đánh giá sẽ là giải pháp giúp mục tiêu bảo vệ khi hậu. Khí hydro thúc đẩy quá trình khử carbon trong quy trình công nghiệp và trong các ngành kinh tế giảm thiểu chi phí đáng kể.

58 Độc lực và ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường lên sự phát triển của Aeromonas hydrophila gây bệnh trên cá rô phi và biến đổi mô bệnh học trên cá nhiễm bệnh / Đoàn Thị Nhinh, Vũ Đức Mạnh, Nguyễn Thị Hương Giang, Đặng Thị Lụa, Trương Đình Hoài // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 5(Tập 64) .- Tr. 51-57 .- 570

Nhằm đánh giá độc lực và ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường lên sự phát triển của Aeromonas hydrophila gây bệnh trên cá rô phi và biến đổi mô bệnh học trên cá nhiễm bệnh. Kết quả cho thấy, liều gây chết 50% (LD50) cá thí nghiệm của A. hydrophila trung bình là 4,6x105 CFU/cá, cá cảm nhiễm thể hiện các dấu hiệu bệnh giống khi mắc bệnh tự nhiên (xuất huyết gốc vây, da, hậu môn, xuất huyết, mô nội quan như: gan, thận, lách, ruột). Các đặc điểm bệnh lý vi thể gồm mang tăng sinh, xuất huyết, mô nội quan như: gan, thận, lách xung huyết, xuất huyết và thoái hóa, não xâm nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Các chủng vi khuẩn A. hydrophila gây bệnh trên cá rô phi có sức kháng rất mạnh với yếu tố bất lợi trong môi trường nuôi, chúng có thể tồn tại và phát triển ở khoảng nhiệt rộng (15-45%), độ mặn 0-60%o, pH 5-10. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học nhằm xây dựng chiến lược và hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh do A. hydrophila cho cá rô phi nói riêng và các loài cá nước ngọt nói chung.

59 Nghiên cứu chất lượng nước và bệnh trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) áp dụng công nghệ Nanobubble / Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Đức Bình, Phạm Thái Giang, Nguyễn Thị Minh Nguyêt, Nguyễn Thị Nguyện, Nguyễn Thị Hạnh, Phan Trọng Bình, Vũ Thị Kiều Loan, Phan Thị Vân // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 5(Tập 64) .- Tr. 58-64 .- 570

Nghiên cứu đánh giá sự biến động các chỉ tiêu chất lượng nước, vi sinh, biến đổi mô mang và tăng trưởng của tôm trong mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) áp dụng công nghệ Nanobubble. Kết quả cho thấy, các chỉ tiêu pH, oxy hòa tan (DO), thế oxy hóa khử (ORP) chịu tác động của các nghiệm thức O2-NB và O3-NB. Mật độ vibrio tổng số trong nước trung bình của nhóm O2-NB cao gấp 1,41 lần so với nhóm ĐC và cao gấp 1,51 lần so với nhóm O3-NB. Mô mang tôm bị biến đổi ở nhiều cấp độ khác nhau, tuy nhiên không làm giảm tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy, O3-NB có tác dụng làm tăng DO, giảm mật độ Vibrio tổng số trong nước và tăng tốc độ sinh trưởng của tôm so với ĐC và O2-NB. Thời lượng chạy máu có thể giảm để hạn chế mức độ ảnh hưởng đến mang tôm.

60 Nghiên cứu vai trò của đa hình gen TDRD9 rs2273841 đối với bệnh vô sinh nam ở người Việt Nam / Nguyễn Thùy Dương, Lã Đức Duy, Dương Thị Thu Hà // Công nghệ Sinh học .- 2021 .- Số 4(Tập 19) .- Tr. 619-624 .- 570

Trình bày nghiên cứu vai trò của đa hình gen TDRD9 rs2273841 đối với bệnh vô sinh nam ở người Việt Nam. Vô sinh ở nam giới là một quá trình rất phức tạp gây ra bởi nhiều yếu tố trong đó có yếu tố gen di truyền. Quá trình hình thành tinh trùng cũng rất phức tạp có rất nhiều gen tham gia, trong đó có các RNA tương tác với protein PIWI (piRNA). Gen TDRD9 đóng vai trò quan trọng đối với sự tổng hợp piRNA. Đột biến gen này được chứng minh gây bệnh vô sinh nam. Kết quả phân tích cho thấy sự phân bố kiểu gen của đa hình gen rs2273841 tuân theo định luật Hardy-Weinberg trên nhóm chứng (p>0,05). Tuy nhiên, không tìm thấy mối liên quan giữa đa hình gen TDRD9 rs2273841 với nguy ơ mắc bệnh vô sinh nam (p>0,05). Đây là tiền đề quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo về mối liên quan của gen TDRD9 với bệnh vô sinh nam ở quần thể người Việt Nam sau này.