CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Du Lịch

  • Duyệt theo:
51 Sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch cộng đồng bền vững tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh / Bùi Thế Tuân Văn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Tr. 79-81 .- 910

Bài viết đánh giá sự tham gia của người dân trong phát triển DLCĐ bền vững tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp từng hộ gia đình. Kết quả cho thấy ba vấn đề chính (1) Đánh giá tiềm năng và thực trạng DLCĐ, (2) Sự tham gia của người dân trong phát triển DLCĐ, (3) Mức độ tham giam gia của người dân trong phát triển DLCĐ, (4) Các rào cản hạn chế sự tham gia của người dân vào DLCĐ. Dựa trên thực trạng đó, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nâng cao sự tham gia của người dân trong phát triển DLCĐ bền vững tại huyện Đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.

52 Phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình / Nguyễn Đức Long, Võ Hoàng Giang // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Tr. 22-24 .- 910

Khai thác tiềm năng, lợi thế du lịch nhằm phát triển kinh tế, tăng thu nhập và giải quyết việc làm đang là mối quan tâm hàng đầu của các cấp chính quyền ở tỉnh Hòa Bình. Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình xác định “phát triển dịch vụ, trọng tâm là phát triển du lịch” là một trong 5 đề án quan trọng cho giai đoạn 2020 – 2025. Để hiện thực hóa các mục tiêu đó, cần phải xác định chính xác những tiềm năng lợi thế, trên cơ sở đó có những giải pháp sát, đúng nhằm đưa ngành du lịch tỉnh Hòa Bình phát triển bền vững trong bối cảnh mới.

53 Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại tỉnh Quảng Ninh : một số vấn đề đặt ra / Phạm Hồng Minh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Tr. 59-61 .- 910

Bài viết nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững với 5 mục tiêu: bền vững về kinh tế, bền vững về môi trường, bền vững về xã hội, bền vững về an ninh quốc phòng và bền vững về văn hoá. Trên cơ sở lý thuyết đó, bài viết đánh gia thực tiễn phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền vững trong giai đoạn 2016-2022, từ đó chỉ ra những vấn đề và đề xuất giải pháp nhằm hướng tới phát triển du lịch bền vững tại địa phương trong giai đoạn 2025-2030, định hướng 2045.

54 Mối quan hệ giữa hình ảnh, thái độ đối với điểm đến và quyết định quay lại du lịch vùng Đồng Bằng sông Cửu Long / Bùi Quang Bé, Bùi Văn Trịnh, Bùi Thị Kim Trúc // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 199-203 .- 910

Nghiên cứu này nhằm xác định mối quan hệ giữa “Hình ảnh điểm đến”, “Thái độ đối với điểm đến” và “Quyết định quay lại” của khách du lịch đối với các điểm đến ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dữ liệu trong nghiên cứu được thu thập từ 512 khách du lịch ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy, “Hình ảnh điểm đến” và “Thái độ đối với điểm đến” có mối tương quan thuận đến “Quyết định quay lại”; “Hình ảnh điểm đến” có tác động tích cực đến “Thái độ đối với điểm đến”.

55 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội / Bùi Thị Quỳnh Trang // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 635 .- Tr. 22 - 24 .- 910

Bài viết đề xuất một số các hàm ý, giải pháp để phát triển sản phẩm du lịch đêm nhằm thu hút khách du lịch đến Thủ đô Hà Nội để phục hồi kinh tế du lịch sau đại dịch Covid-19.

56 Chính sách phát triển du lịch biển của chính quyền tỉnh thanh hóa : thực trạng và một số khuyến nghị / Trần Thị Hoàng Mai, Nguyễn Hoài Nam, Phạm Nguyên Hồng // Nghiên cứu kinh tế .- 2023 .- Số 4 (539) .- Tr. 64-74 .- 910

Bài viết phân tích thực trạng triển khai các chính sách phát triển du lịch biển của chính quyền tỉnh Thanh Hỏa, bao gồm: chính sách thu hút đầu tư, chính sách p thiên nguồn nhân lực và chính sách xúc tiễn, quảng bá. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kể mô tả với các số liệu thứ cấp thu thập từ các bảo cáo chính thức, để tài nghiên cứu khoa học đã có và số liệu sơ cấp thu khảo sát các cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ quản lý doanh nghiệp du lịch biển. Trên cơ sở kết quả khảo sát, nhóm tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế còn tại và đề xuất một số khuyến nghị để hoàn thiện chính sách phát triển du lịch biển tại tỉnh Thanh Hóa.

57 Khai thác giá trị văn hóa tạo động lực phát triển du lịch / Đoàn Mạnh Cương // Du lịch Việt Nam .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 12-13 .- 910

Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên văn hóa tự nhiên và nhân văn đa dạng, giàu giá trị. Nhưng làm thế nào để đưa những giá trị văn hóa đó thành sản phẩm mang lại giá trị kinh tế, thu hút đông đảo du khách là việc không đơn giản. Đây chính là bài toán cần được giải đáp nhằm đưa du lịch văn hóa trở thành ngành công nghiệp văn hóa và công nghiệp văn hóa trở thành nguồn lực phát triển bền vững du lịch Việt Nam.

58 Bàn về phát triển du lịch văn hóa tại Việt Nam / Lê Quang Đăng, Trần Thị Hồng Trang // Du lịch Việt Nam .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 14-15 .- 910

Văn hóa và du lịch là hai lĩnh vực có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại, bổ trợ lẫn nhau. Du lịch muốn phát triển cần phải dựa trên các giá trị văn hóa và ngược lại, nhờ có du lịch mà nhiều giá trị văn hóa được giữ gìn, bảo tồn, khôi phục và phát huy. Việc nhận thức chính xác và đầy đủ về mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch sẽ góp phần thiết lập những giá trị bền vững đối với sự phát triển của cả hai lĩnh vực.

59 Hành trình du lịch và chia sẻ trải nghiệm trên mạng xã hội của du khách / Đỗ Quốc Hùng // Du lịch Việt Nam .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 63 .- 910

Bên cạnh những chức năng như lưu trữ, chia sẻ thông tin thì mạng xã hội đã trở thành công cụ truyền thông cho điểm đến du lịch và các đơn vị kinh doanh du lịch trong bối cảnh công nghệ hiện nay. Việc chia sẻ trải nghiệm khiến cho du khách cảm thấy vui vẻ, thú vị và giúp du khách lưu giữ những khoảnh khắc của họ.

60 Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với chuyển đổi số trong du lịch / Trần Thị Kim Khánh // Du lịch Việt Nam .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 66-67 .- 910

Đưa ra một số kết quả trong chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch và nêu vai trò của Nhà nước đối với chuyển đổi số trong du lịch.