CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Du Lịch

  • Duyệt theo:
561 Nghiên cứu hành vi khách du lịch tại các khách sạn 4 sao trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh: phân tích dữ liệu từ trang Booking.com / Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Hoàng // Khoa học Thương mại .- 2020 .- Số 141 .- Tr. 39-48 .- 910

Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch được xem là một giải pháp quan trọng nhằm cải thiện hiệu quả du lịch Việt Nam, làm tăng tỷ lệ khách du lịch quốc tế quay trở lại Việt Nam. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu phân tích hành vi khách hàng trải nghiệm dịch vụ tại các khách sạn 4 sao tại Quảng Ninh trong năm 2019 sử dụng cơ sở dữ liệu của nhà cung cấp Booking.com tổng hợp ý kiến phản hồi của các khách du lịch trong và ngoài nước đánh giá về các yếu tố dịch vụ khách sạn gồm các yếu tố: sạch sẽ, wifi, đáng giá tiền, vị trí, tiện nghi và sự thoải mái. Kết quả phân tích của bài báo chỉ ra các đặc điểm trong hành vi khách hàng và cảm nhận về dịch vụ khách sạn, có thể sử dụng làm cơ sở để các doanh nghiệp hoàn thiện các chiến lược marketing dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hướng tới sự hài lòng của khách hàng.

562 Phát triển kinh tế du lịch gắn với dược liệu nhằm phát triển bền vững ở Hà Giang hiện nay / Vũ Tuấn Hưng // Nghiên cứu kinh tế .- 2019 .- Số 12(499) .- Tr. 82-91 .- 910.202

Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp chính sách thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng gắn liền với dược liệu Hà Giang.

563 Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống / Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Hoài Thu // Xây dựng .- 2020 .- Số 01 .- Tr. 47-50 .- 910

Làng nghề truyền thống là mang lại bản sắc riêng cho mỗi cộng đồng văn hóa của mỗi quốc gia trên thế giới. Mỗi đất nước có cách tiếp cận khác nhau trong việc phát triển du lịch làng nghề truyền thống. Bằng phương pháp tổng hợp tài liệu, đánh giá phân tích trong mối tương đồng với làng nghề truyền thống ở Việt Nam, bài viết đã phân tích những kinh nghiệm thế giới trong phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống. Trên cơ sở các kinh nghiệm thế giới, tác giả cố gắng đưa ra những khuyến nghị trong việc phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại Việt Nam.

564 Ngành du lịch đẩy mạnh hợp tác trao đổi khách / Việt Nguyễn // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 3 .- Tr.2 – 3 .- 910

Đẩy mạnh khái thác các thị trường gần, có kết nối đường bay thuận tiện, đồng thời tiếp tục duy trì, khai thác các thị trường tiềm năng là một trong những giải pháp ưu tiên của ngành du lịch Việt Nam nhằm tiếp tục phục hồi tăng trưởng du lịch do ảnh hưởng của dịch Covid – 19. Bài viết nêu quan điểm trong chương trình làm việc với các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, bàn các giải pháp hợp tác, thúc đẩy trao đổi khách hai chiều trong thời gian tới.

565 Du lịch Việt Nam: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ mới / Lê Quang Đăng // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 3 .- Tr.11 – 13 .- 910

Ngành Du lịch Việt Nam những năm gần đây đang có những bước phát triển đột phá, với những thành tựu đạt được rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, ngành du lịch cũng đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đang có những thay đổi mạnh mẽ về tư duy, chiến lược và chính sách phát triển du lịch khiến cạnh tranh du lịch càng trở nên gây gắt. Điều này đòi hỏi ngành du lịch Việt Nam cần phải có những biện pháp tích cực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp với bối cảnh, tình hình của thời kỳ mới.

566 Thúc đẩy du lịch sinh thái nông nghiệp trong bối cảnh ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu / Nguyễn Văn Thắng // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 3 .- Tr.15 – 17 .- 910

Trong du lịch sinh thái, du lịch sinh thái nông nghiệp là một trong những nhóm sản phẩm chủ đạo. Khung cảnh nông thôn, hoạt động canh tác nông nghiệp, tri thức và văn hóa truyền thống các làng quê ở nông thôn, sản vật tươi ngon và khác lạ… là những yếu tố hấp dẫn khách du lịch. Và mọt trong những vấn đề cần quan tâm hiện nay là thúc đẩy du lịch sinh thái nông nghiệp trong bối cảnh ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.

567 Ấn Độ: Thị trường khách du lịch Outboud hấp dẫn / Phan Thị Thái Hà // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 3 .- Tr.30 – 31 .- 910

Đối với du lịch Việt Nam, ngoài các thị trường truyền thống như Đông Bắc Á, ASEAN, Bắc Mỹ, Úc và một số thị trường từ khu vực châu Âu, thị trường khách Ấn Độ đang nổi lên bởi tốc độ tăng trưởng cao liên tục những năm gần đây và vươn lên vào Top 16 thị trường gửi khách cao nhất đến Việt Nam năm 2019.

568 Du lịch thế giới: Niềm tin vào sự phục hồi sau Covid - 19 / Hải Nam // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 4 .- Tr.2 – 3 .- 910

Với niềm tin vào khả năng phục hồi và tác động lan tỏa của du lịch tới kinh tế - xã hội, tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đưa ra bộ khuyến nghị về giảm thiểu thiệt hại và hướng phục hồi cho ngành du lịch thế giới, đồng thời phát động phong trào Travel tomorrow (Du lịch vào ngày mai)

569 Xu hướng du lịch xanh: Hướng tới phát triển bền vững / Hoàng Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hà // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 4 .- Tr.22 – 23 .- 910

Với đặc thù là ngành tổng hợp, hoạt động của ngành du lịch có những tác động không nhỏ đối với kinh tế, xã hội và môi trường. Vì vậy, ngành du lịch đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình thực hiện tăng trưởng xanh và hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững. Nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển du lịch xanh hướng tới phát triển ngành du lịch bền vững.

570 Xu hướng sử dụng video marketing trong tiếp thị sản phẩm và dịch vụ du lịch / Bùi Thị Thanh Diệu // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 38 – 40 .- 910

Những năm gần đây, người sử dụng mạng xã hội thường dành nhiều thời gian hơn để xem các video. Sự phổ biến của phương tiện truyền thông xã hội đã buộc các nhà tiếp thị du lịch phải làm các video của họ trở nên tương tác, sang tạo và đổi mới hơn. Bắt kịp những xu hướng này, các doanh nghiệp, tổ chức du lịch đã và đang triển khai, áp dụng hình thức video vào các chiến lược tiếp thị để thu hút sự chú ý của khách hàng nhiều hơn, qua đó phổ biến được các sản phẩm và dịch vụ du lịch đặc trưng của mình.