CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Du Lịch

  • Duyệt theo:
551 Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ quà lưu niệm du lịch ở Ninh Bình / Phan Thị Hằng Nga, Đinh Thị Kim Khánh, Đinh Thị Thuý // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 709 .- Tr.108-112 .- 910.202

Bài viết đánh giá thực trạng tiêu thụ quà lưu niệm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, từ đó nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng phát triển các dòng sản phẩm quà lưu niệm du lịch mà tỉnh Ninh Bình có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Qua đó đưa ra một số phương thức bán hàng hiện đại, hỗ trợ tiêu thụ, quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình đến với khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

552 Giải pháp phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thủy, Giao Thủy, Nam Định / Nguyễn Thị Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 562 .- TR. 19-21 .- 910

Vườn quốc gia Xuân Thủy - Giao Thủy - Nam Định là một vùng bãi bồi rộng lớn nằm ở phía Nam cửa Sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 150km về hướng Đông Nam, có tổng diện tích tự nhiên là 7.100 ha. Phù sa màu mỡ của Sông Hồng có biển đã tạo dựng nên khu đất ngập nước với nhiều loài động vật hoang dã và các loài chim dư cư quý hiếm.

553 Thách thức đối với nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 / Lê Thu Trang // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 562 .- Tr. 7-9 .- 910

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi mọi mặt hoạt động của con người. Cuộc cách mạng công nghiệp này chẳng những tác động sâu sắc đối với các ngành sản xuất, mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến các ngành dịch vụ như y tế, giáo dục, du lịch. Bài viết này trình bày các tác động của công nghiệp 4.0 đối với du lịch Việt Nam nói chung và nguồn nhân lực du lịch nói riêng và đề xuất các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong kỷ nguyên cách mạng này.

554 Phát triển du lịch điện ảnh tại Việt Nam / Nguyễn Thị Thu // Khoa học Đại học Văn Lang .- 2020 .- Số 19 .- Tr. 125-132 .- 910

Phác thảo bối cảnh thực tế của du lịch điện ảnh tại Việt Nam và đề xuất một số định hướng cho chiến lược marketing điểm đến trong thời gian tới.

556 Ảnh hưởng của du lịch đến cuộc sống của người dân trên đia bàn TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh / Lê Qui Thanh, Mai Thùy Dung, Nguyễn Tấn Thanh // .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 112-117 .- 910

Đây là một nghiên cứu nhằm điều tra ảnh hưởng của du lịch đến cuộc sống của người dân (CSND) trên địa bàn TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Kết quả cho thấy, du lịch có tác động tích cực đến CSND tại nơi đây. Nếu xét riêng từng nhóm, đối với các biến cụ thể như: Môi trường, Văn hóa, Thu nhập,... cũng được người dân đánh giá là tích cực và hơn hết nó có tác động tỷ lệ thuận đến sự nhận định chung về CSND dưới ảnh hưởng của du lịch, mà trong đó văn hóa ảnh hưởng nhiều nhất. Kết quả của nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho các đơn vị có liên quan đưa ra những giải pháp giúp cải thiện chất lượng CSND.

557 Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng : một cách tiếp cận để phát triển công đồng địa phương / Đặng Trung Kiên // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 545 .- Tr. 19-21 .- 910

Trình bày kiến thức về loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, cũng như đánh giá sự ảnh hưởng của cộng đồng địa phương đối với phát triển loại hình du lịch này.

558 Kinh nghiệm phát triển làng nghề của một số địa phương trong nước và bài học cho tỉnh Nghệ An / Nguyễn Anh Tú // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 545 .- Tr. 88-89,94 .- 910

Trình bày kinh nghiệm phát triển làng nghề của một số địa phương trong nước và bài học kinh nghiệm của các địa phương.

559 Kinh nghiệm phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế của một số thành phố và bài học cho Thừa Thiên Huế / Nguyễn Tuấn Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 543 .- Tr. 31-33 .- 910

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, ngành du lịch nói chung và phát triển du lịch nói riêng đang đứng trước những thời cơ, thách thức lớn hơn bao giờ hết. Thừa Thiên Huế là một tỉnh có nhiều điểu kiến để phát triển du lịch, mặc dù những năm qua du lịch tại Thừa Thiên Huế đã có nhiều thành tựu, song vẫn còn khá nhiều bất cập. Chính vì vậy, bài viết đã nghiên cứu tìm hiểu kinh nghiệm phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của một số thành phố trong nước (cụ thể là Hội An và Quảng Ninh) và một số thành phố nước ngoài (cụ thể là Chiang Mai và Gyeongju) để từ đó rút ra một số bài học cho Thừa Thiên Huế trong công tác phát triển du lịch.

560 Nghiên cứu sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức trường hợp khách sạn 3 sao tại Đà Nẵng / Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Thị Như Hiếu, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Hoàng Anh Viện // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 276 .- Tr. 93-102 .- 910

Nghiên cứu này nhằm khám phá và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại các khách sạn 3 sao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Số liệu được thu thập từ 244 nhân viên từ các khách sạn 3 sao trên địa bản thành phố Đà Nẵng thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Kết quả cho thấy 7 yếu tố: quản lý trực tiếp, sự hỗ trợ của tổ chức, cơ hội phát triển nghề nghiệp, đào tạo và phát triển, sự trao quyền, lương thưởng và phúc lợi, đặc điểm công việc có tác động tích cực đến sự gắn kết của nhân viên. Nghiên cứu cũng đưa ra một số gợi ý chính sách cho các nhà quản lý khách sạn 3 sao cải thiện công tác quản trị nguồn nhân lực để nâng cao sự gắn kết của nhân viên với khách sạn.