CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
2531 Đặc điểm tên gọi các loài thực vật và văn hóa của người Ê-Đê / Nguyễn Minh Hoạt // Ngôn ngữ .- 2018 .- Số 3 (347) .- Tr. 24 - 32 .- 400

Tìm hiểu tên gọi thực vật tiếng Ê-đê về các phương diện nguồn gốc, cấu tạo, đặc điểm định danh để hiểu thêm về những nét văn hóa đặc sắc của người Ê-đê qua lớp từ chỉ thực vật.

2532 Xây dựng bộ trắc nghiệm đánh giá lời nói Việt: Nghiên cứu định khung / Phạm Thị Bền, Sharynne Mcleod, Lê Thị Thanh Xuân // .- 2018 .- Số 3 (347) .- Tr. 33 - 45 .- 400

Bộ trắc nghiệm đánh giá lời nói Việt ( tên tiếng Anh là The Vietnamese Speech Asessment, VSA) đã được nghiên cứu để xây dựng phục vụ cho nghiên cứu và thực tiễn trị liệu ngữ âm tiếng Việt ở các vùng miền khác nhau của Việt Nam và ở các nước khác trên thế giới. Trình bày một cách khái quát quá trình xây dựng bộ trắc nghiệm ở giai đoạn thứ nhất: Nghiên cứu định khung.

2533 Về vị trí của chu tố trong câu ( Khảo sát trên cứ liệu Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Công Hoan) / Nguyễn Thị Hồng Chuyên // Ngôn ngữ .- 2018 .- Số 3 (347) .- Tr. 70 - 80 .- 400

Tiến hành khảo sát, miêu tả làm rõ một khía cạnh còn ít được chú ý là đặc điểm về vị trí của chu tố trong câu, qua đó, góp phần làm sáng tỏ thêm mặt hình thức của chu tố nhìn từ góc độ lí thuyết kết trị trên cứ liệu tiếng Việt, phục vụ cho việc nghiên cứu và dạy học ngữ pháp.

2534 Sự biểu đạt hành động cầu khiến của trẻ thiểu năng ngôn ngữ ( Đặt trong sự so sánh với trẻ bình thường) / Lê Thị Tố Uyên // .- 2018 .- Số 3 (347) .- Tr. 70 - 80 .- 400

Với mục đích thống kê, phân tích hành động cầu khiến ở trẻ thiểu năng ngôn ngữ ( 3-6 tuổi), bài viết tiến hành khảo sát, ghi chép các hành vi giao tiếp và ghi âm lời nói của 6 trẻ thiểu năng ngôn ngữ tại một số cơ sở giáo dục hòa nhập mầm non.

2535 Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về hội nhập / GS. TS. Vũ Dương Huân // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 1 (112) .- Tr. 7-25 .- 327

Giới thiệu tư tưởng Hồ Chí Minh về hội nhập quốc tế và tập trung phân tích giá trị lý luận và giá trị thực tiễn tư tưởng đó của Người.

2536 Thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam: Kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra / PGS. TS. Trần Nguyễn Tuyên // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 1 (112) .- Tr. 26-41 .- 327

Các nhân tố trong nước và quốc tế tác động đến thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam qua hơn 30 năm đổi mới. Những thành tựu và hạn chế. Định hướng và giải pháp.

2537 Chặng đường dài Việt Nam đi đến Liên Hợp Quốc 1945-1977 / TS. Tô Anh Tuấn // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 1 (112) .- Tr. 42-64 .- 327

Bài viết sử dụng các tài liệu từ kho lưu trữ của Liên Hợp Quốc tại New York (Mỹ), trong đó nhiều tài liệu chưa từng công bố, để giúp người đọc hiểu rõ tại sao Việt Nam mất nhiều thời gian như vậy mới có thể gia nhập Liên Hợp Quốc.

2538 Tứ Sa – Chiến thuật pháp lý mới của Trung Quốc ở Biển Đông / PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Anh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 1 (112) .- Tr. 65-79 .- 327

Giới thiệu về nguồn gốc, nội hàm của Tứ Sa, đánh giá Tứ Sa dưới góc độ pháp luật quốc tế và tính toán chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông.

2539 Điều chỉnh chính sách Biển Đông của Trung Quốc sau phán quyết của Tòa Trọng tài / TS. Đỗ Thanh Hải // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 1 (112) .- Tr. 80-101 .- 327

Phán quyết của Tòa Trọng Tài ngày 12/7/2016 tạo ra một cục diện pháp lý mới có lợi cho các nước đề cao vai trò của Công ước Luật biển (UNCLOS) ở Biển Đông. Sự hội tụ của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài đã buộc Trung Quốc phải chấp nhận những điều chỉnh có tính chiến thuật để hạn chế tác động của Phán quyết, tránh sự chú ý của công luận quốc tế, đồng thời ngăn chặn các tập hợp lực lượng bất lợi cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng các điểm chiếm đóng, hiện đại hóa hải quân, củng cố chỗ đứng chân ở Hoàng Sa và Trường Sa, và cố tình duy trì mập mờ trong yêu sách để tạo ra cơ sở cho các hoạt động mở rộng trong tương lai.

2540 Sức mạnh của truyền thông đối với chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama: Trường hợp Mỹ can thiệp nhân tạo tại Li-bi-a năm 2011 / Đỗ Huyền Trang // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 1 (112) .- Tr. 112-130 .- 327

Nghiên cứu trường hợp can thiệp nhân đạo tại Li-bi-a năm 2011 nhằm làm rõ ảnh hưởng của truyền thông lên chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama.