CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
2521 Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc / NCS. Nguyễn Tuấn Tú // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2018 .- Số 2 (105) .- Tr. 29-35 .- 327

Trên cơ sở phân tích những thay đổi trong quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc từ năm 2001 đến nay, bài viết đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ này trong thế kỷ XXI, trong đó có những nhân tố quốc tế và những nhân tố xuất phát từ tình hình phát triển kinh tế trong nước của Nhật Bản và Trung Quốc.

2522 ASEAN trong chính sách an ninh – quốc phòng của Ấn Độ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn 1991 – 2017 / Văn Ngọc Thành, Trần Anh Đức // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2018 .- Số 2 (215) .- Tr. 3-13 .- 327

Thảo luận 3 khía cạnh: (1) Tại sao Ấn Độ coi trọng ASEAN trong chính sách an ninh – quốc phòng của mình tại Châu Á – Thái Bình Dương; (2) Những biểu hiện cụ thể cho thấy tầm quan trọng của ASEAN trong chính sách an ninh – quốc phòng của Ấn Độ; (3) Chính sách an ninh – quốc phòng của Ấn Độ triển khai tại Đông Nam Á có tác động như thế nào đến Việt Nam?

2523 Quan hệ thương mại EU – ASEAN giai đoạn 1994 – 2015 / Nguyễn Thị Thu Hà // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2018 .- Số 2 (215) .- Tr. 38-45 .- 327

Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thiết lập quan hệ chính thức từ tháng 7/1977. Sau 40 năm phát triển, từ những hợp tác ban đầu trong lĩnh vực kinh tế, mối quan hệ đã được mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác và ngày càng trở nên sâu sắc hơn, đưa EU trở thành đối tác đối thoại quan trọng của ASEAN. Trong mối quan hệ đó, thương mại và nhiều lĩnh vực hợp tác có lịch sử phát triển lâu dài và đạt được những thành tựu rõ rệt nhất. Vậy quan hệ đó đã phát triển ra sao? Đâu là những điểm đáng chú ý trong mối quan hệ đó? Bài viết này sẽ góp phần thảo luận các vấn đề trên.

2524 Điều chỉnh chiến lược, chính sách kinh tế của Indonesia trong tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN / NCS. Nguyễn Hà Phương // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2018 .- Số 2 (215) .- Tr. 69-76 .- 327

Nghiên cứu những điều chỉnh chiến lược chính sách kinh tế chung và đi sâu phân tích những điều chỉnh trong từng lĩnh vực của Indonesia khi tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN.

2525 Đối ngoại Trung – Mỹ năm 2017 trong chuyển động chiến lược ở khu vực hai đại dương / GS. Srikanth Kondapalli, TS. Julia L. Dinh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 2 (198) .- Tr. 23-35 .- 327

Khái quát lại cục diện và những điều chỉnh chiến lược giữa các nước lớn xoay quanh mục tiêu ngăn chặn Trung Quốc. Phân tích mục tiêu và nội hàm chiến lược đối ngoại trước và sau Đại hội XIX và đánh giá sơ bộ về thế và lực của Trung Quốc trong tương quan lực lượng nói chung. Trên cơ sở đó, đi sâu phân tích quan hệ Trung – Mỹ, thành tựu đối ngoại quan trọng của Trung Quốc năm 2017 trong nỗ lực thiết lập ảnh hưởng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

2526 Quan hệ hợp tác kinh tế Việt – Trung năm 2017 / TS. Nguyễn Đình Liêm // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 2 (198) .- Tr. 36-44 .- 327

Năm 2017 hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư Việt Nam – Trung Quốc tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, nhiều thỏa thuận được triển khai hiệu quả. Liên tục 14 năm (2004-2017) Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và là nước có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm sau luôn cao hơn năm trước. Nghiên cứu này tập trung phân tích và rút ra một vài nhận xét, đánh giá về mối quan hệ này.

2527 Một số vấn đề đáng chú ý trong hoạt động biên mậu Việt – Trung thời gian gần đây, tác động và giải pháp / ThS. Đoàn Thị Thanh Chuyên // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 2 (198) .- Tr. 53-63 .- 327

Cơ sở lý luận chung về biên mậu. Thực trạng hoạt động biên mậu Việt – Trung thời gian gần đây. Một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả trong buôn bán giao thương biên mậu đối với Việt Nam.

2528 Biển Đông: Thách thức từ Bắc Kinh đối với ASEAN & Unclos và sự cần thiết có cách tiếp cận đa tầng / PGS. TS. Christopher Roberts // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 2 (198) .- Tr. 64-79 .- 327

Phán quyết của Tòa Trọng tài và Bộ Quy tắc ứng xử trong bối cảnh có những chuyển động diễn ra nhanh chóng. Quyết định của Manila nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ từ trọng tài và phản ứng của khu vực. Phán quyết định của Tòa Trọng tài và những hoạt động ngoại giao sau đó của ASEAN: Những hệ lụy và phản hồi. Các giới hạn đối với ASEAN, sự cần thiết có định hình thể chế mới và vai trò quyết đoán hơn của các đối tác bên ngoài.

2529 Vai trò của Mỹ trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông từ đầu thế kỷ XXI đến nay / TS. Vũ Thị Thanh Giang // Nghiên cứu lịch sử .- 2018 .- Số 2 (502) .- Tr. 46-52 .- 327

Phân tích chính sách của Mỹ đối với Biển Đông từ đầu thế kỷ XXI. Vai trò của Mỹ trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông.