CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
2471 Trung Quốc trong tương tác quyền lực trên biển ở khu vực Đông Á: Một cái nhìn lịch sử / PGS. TS. Dương Văn Huy // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2018 .- Số 4 (206) .- Tr. 3-15 .- 327

Phân tích quá trình lịch sử tương tác của Trung Quốc với biển ở khu vực Đông Á qua các triều đại Trung Quốc. Trong đó, bài viết phân tích việc các triều đại Trung Quốc thực hiện chính sách “hải cấm”, tác động đến sự tương tác của Trung Quốc với biển…

2472 Tác động của nhân tố Mỹ đến quan hệ Ấn Độ - Nga từ năm 2000 đến năm 2010 / Hoàng Xuân Trường // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2018 .- Số 4 .- Tr. 8-14 .- 327

Kể từ khi tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào tháng 10/2000, quan hệ Ấn Độ - Nga đã và đang vận động với những sắc thái mới dưới sự tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Một trong những nhân tố quan trọng tác động liên tục, xuyên suốt và sâu sắc đến quan hệ Ấn Độ - Nga qua từng thời điểm chính là từ phía Mỹ. Có thể nói tác động của nhân tố Mỹ đến quan hệ Ấn Độ - Nga mang tính hai mặt: vừa thúc đẩy hai nước gắn kết nhau, vừa gây trở ngại cho mối quan hệ này.

2473 Quan hệ tam giác Mỹ - Trung – Australia trong vấn đề Biển Đông trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI / Huỳnh Tâm Sáng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2018 .- Số 4 .- Tr. 32-38 .- 327

Phân tích sự vận động trong chính sách của Australia đối với Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Trên cơ sở xem xét lợi ích và vị thế của Australia, chuyển biến trong quan hệ song phương giữa Australia với Trung Quốc và Mỹ, bài viết làm rõ tính chất các cặp quan hệ và khẳng định rằng Australia đang phát triển chiến lược “cân bằng động” với Mỹ và Trung Quốc. Trước thách thức an ninh tại Biển Đông và tính phức tạp trong quan hệ tam giác giữa Mỹ - Trung – Australia, tác giả nhận định Australia rất linh hoạt trong triển khai chính sách đối ngoại cường quốc tầm trung.

2474 Nhà nước, chính sách tôn giáo và tộc người: Tổng quan nghiên cứu dưới góc nhìn nhân học / ThS. Nguyễn Anh Tuấn // Dân tộc học .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 69 – 78 .- 305.8

Phân tích tổng quan dưới góc độ nhân học/ dân tộc học về các vấn đề nhà nước, chính sách tôn giáo và tộc người, dự trên cơ sở đồng thuận với các quan điểm vĩ mô có tính chiến lược trong xây dựng chính sách tôn giáo tại Việt Nam theo hướng một bộ phận của chính sách công. Đồng thời, gợi ý về tính cần thiết của việc xây dựng khung chính sách tôn giáo trong mối liên hệ với các nhóm tộc người cũng như văn hóa đặc thù của mỗi tộc người, với việc hoạch định rõ ràng hơn những mục tiêu căn bản và cấp bách.

2475 Nhận diện nhân tố cấu thành không gian văn hóa đường phố tại phố cổ Hà Nội / Lê Quỳnh Chi // Dân tộc học .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 69 – 78 .- 306

Xác định định các nhân tố chính cấu thành nên đặc tính riêng của đường phố phố cổ Hà Nội, với giả thuyết là các đặc tính riêng này góp phần đến sự bền vững văn hóa.

2476 Quan hệ đồng học của người Hoa vùng Tây Nam bộ với người Hoa ở trong nước và nước ngoài / ThS. Vũ Ngọc Xuân Ánh // Dân tộc học .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 41 – 49 .- 305.8

Nhận diện quan hệ đồng tộc của người Hoa ở Tây Nam Bộ với người Hoa ở Đông Nam bộ ( chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh) và quan hệ đồng tộc xuyên quốc gia với người Hoa ở Trung Quốc, Mỹ, Canada, Úc,…

2477 Quan hệ đồng tộc và văn hóa – tôn giáo: Mạng lưới cho hoạt động mưu sinh xuyên quốc gia của người Chăm ở tỉnh An Giang / Phan Văn Dốp, ThS. Nguyễn Thị Nhung // Dân tộc học .- 2018 .- Số 1 .- Tr.50 – 59 .- 305.8

Tập trung phân tích lợi thế về mối quan hệ đồng tộc và quan hệ văn hóa tôn giáo liên quan đến hoạt động mưu sinh của người Chăm ở tỉnh An Giang với cộng đồng người Chăm ở Campuchia và Maylaysia.

2478 Quan hệ hôn nhân, gia đình và thân tộc của các cộng đồng đa tộc người ở vùng Tây Nam Bộ / Võ Công Nguyện // Dân tộc học .- 2018 .- Số 1 .- Tr.31 – 40 .- 305.8

Thông qua khảo sát nghiên cứu mẫu định lượng 1000 hộ gia đình ở các cộng đồng tộc người, bài viết này đi sau tìm hiểu thực trạng các mối quan hệ hôn nhân, gia đình, thân tộc tại những cộng đồng người Kinh, Khơ-me, Hoa và Chăm trong vùng và liên biên giới/ xuyên quốc gia. Trên cơ sở đó, góp phần nhận diện và dự báo các vấn đề dân tộc đói với việc phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.

2479 Tiếp cận nghiên cứu về dân tộc thiểu số rất ít người ở Việt Nam / PGS.TS. Vương Xuân Tình // Dân tộc học .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 1 - 11 .- 305.8

Để góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho chính sách với các dân tộc thiểu số rất ít người của nước ta, bài viết này tìm hiểu cách tiếp cận nghiên cứu, được đặt trong bối cảnh vấn đề nhóm thiểu số trên thế giới và chính sách dân tộc ở Việt Nam.

2480 Tổng quan về các nguyên nhân tác động tới xung đột tộc người trên thế giới / TS. Nguyễn Công Thảo // Dân tộc học .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 12 – 20 .- 305.8

Điểm qua một số nghiên cứu về xung đột tộc người trên thế giới nhằm khái quát hóa các nguyên nhân chính được cho là có tác động đến quá trình này. Dựa trên kết quả tổng quan, 5 nguyên nhân chính được xác định bao gồm: hiềm khích lịch sử; bất cập từ chính sách của nhà nước; tranh chấp nguồn lợi, địa vị; khác biết tôn giáo, văn hóa; và sự can thiệp của lực lượng người biên giới quốc gia. Tuy nhiên, theo tác giả, để hiểu đầy đủ về xung đột tộc người, cần có cách tiếp cận hệ thống, xem xét mọi yếu tố trong chiều dài lịch sử, thay vì chỉ nhìn vào một nguyên nhân riêng lẻ.