CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kế Toán

  • Duyệt theo:
1271 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Trần Đình Nhật Phong, Hoàng Anh Tuấn, Bùi Thị Diên An // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 6 .- Tr. 49 - 59 .- 330

Nghiên cứu sử dụng số liệu của 21 công ty nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 12 năm 2018 để xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các công ty ngành nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán của Việt Nam, từ đó đưa ra các biện pháp và gợi ý cho các nhà quản trị nhằm nâng cao hiệu quả tài chính.

1272 Nghiên cứu ý định sử dụng dịch vụ thanh toán hành chính công qua ví điện tử tại thành phố Đà Nẵng / Trần Đình Nhật Phong, Hoàng Anh Tuấn, Bùi Thị Diên An // .- 2020 .- Số 6 .- Tr. 78 - 88 .- 330

Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán hành chính công qua ví điện tử tại thành phố Đà Nẵng. Dữ liệu phân tích được thu thập từ 408 khách hàng đang sinh ssoongs và làm việc tại Đà Nẵng. Nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật như phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, kiểm định mối quan hệ nhân quả trong mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, thấy được 6 nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán dịch vụ thông qua ví điện tử, từ đó đưa ra một số gợi ý chính sách góp phần giúp các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thanh toán qua ví điện tử có chiến lược phù hợp để xâm nhập và mở rộng thị trường.

1273 Phát triển các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay: những vấn đề đặt ra / Trần Đình Thiên // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 3 - 15 .- 338

Bài viết phân tích thực trang, xu hướng phát triển các thành phần kinh tế ở Việt Nam, tiến triển nhận thức, chính sách phát triển các thành phần kinh tế và cho rằng thành phần kinh tế tư nhân đóng vai trò ngày một lớn trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Để tháo gỡ các vấn đề cho phát triển các thành phần kinh tế, nghiên cứu đề xuất các giải pháp liên quan đến việc xây dựng chính phủ kiến tạo phát triển, chính phủ điện tử, xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, thực hiện tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng.

1274 Tác động của kinh tế ngầm đến kinh tế chính thức ở Việt Nam / Cảnh Chí Hoàng // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 26 - 35 .- 330

Bài viết phân tích tác động của kinh tế ngầm và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cung cấp bầng chứng thực nghiệm để các cơ quan quản lý đề xuất các biện pháp hạn chế sự phát triển của khu vực kinh tế ngầm này.

1275 Cải cách chính sách kinh tế của Lê Thánh Tông và một số bài học kinh nghiệm / Lý Hoàng Mai, Trương Thị Thu Trang // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 36 - 44 .- 330

Bài viết phân tích những cải cách chính sách kinh tế của Lê Thánh Tông gồm: chính sách ruộng đất, chính sách nông nghiệp; chính sách thương nghiệp; từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm về quản lý đất đai, phát triển nông nghiệp và phát triển thương nghiệp cho công cuộc đổi mới của Việt Nam.

1276 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện bền vững doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa: nghiên cứu đối với các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ / Võ Thị Tâm, Võ Tấn Phong // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 45 - 56 .- 330

Nghiên cứu này xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hiện các chiến lược hướng đến việc tạo ra các giá trị lâu dài tập trung vào các khía cạnh kinh tế, đạo đức, xã hội, văn hoá và môi trường sinh thái trong các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 4 nhân tố ảnh hưởng đến tính bền vững doanh nghiệp của các doanh nghiệp này là: chính sách phát triển của chính phủ, sự gắn bó của nhân viên, sự tham gia của cộng đồng địa phương và lãnh đạo trong các doanh nghiệp. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững.

1277 Các nhân tố tác động đến nhận thức tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Tây Nguyên / Bùi Thị Thu, Bùi Đức Hùng // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 57 - 67 .- 330

Bài viết cung cấp các kết quả điều tra về nhận thức tiêu dùng, tập trung làm rõ các nhân tố tác động đến nhận thức tiêu dùng sản phẩm ứng dụng công nghệ cao của người dân tại Tây Nguyên, từ đó đề xuất những hàm ý chính sách phát triển nông nghiệp cao ở Tây Nguyên nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

1278 Tác động của kinh tế số đến năng suất lao động doanh nghiệp theo các thành phần kinh tế tại Việt Nam / Tô Trung Thành, Nguyễn Quỳnh Trang, Phạm Ngọc Toàn // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 3 - 12 .- 330

Bài viết sử dụng dữ liệu tổng điều tra kinh tế năm 2012 và năm 2017 của Tổng cục Thống kê, theo thành phần kinh tế qua hai phương pháp: ước lượng tác động ngẫu nhiên và điểm xu hướng. Kết quả cho thấy, kinh tế số có ý nghĩa thống kê và tác động tích cực đến năng suất lao động của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong khi khu vực kinh tế tư nhân tận dụng tốt kinh tế số để thúc đẩy tăng năng suất lao động, khu vực doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã chưa phát huy vai trò của kinh tế số. Các kết quả này mở ra hàm ý chính sách trong giai đoạn tới nhằm tận dụng tốt các cơ hội từ kinh tế số để thúc đẩy gia tăng năng suất lao động của các thành phần kinh tế.

1279 Một số giải pháp phát triển Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của Việt Nam / Bùi Nhật Quang, Hà Huy Ngọc // Nghiên cứu kinh tế .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 63 - 74 .- 330

Bài viết phân tích , đánh giá các chính sách chung của trung ương về phát triển năng lượng tái tạo đang được áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận.

1280 Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay / Phạm Thị Thanh Hằng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 578 .- Tr. 23 - 24 .- 330

Hội nhập kinh tế là tiến trình một quốc gia theo đuổi lợi ích, mục tiêu của mình thông qua việc tự giác, chủ động hợp tác, liên kết sâu rộng với các quốc gia khác nhau trên nhiều lĩnh vực dựa trên sự chia sẻ về nhận thức, lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực và chủ động chấp nhận, tuân thủ, tham gia xây dựng cá luật chơi chung chuẩn mực chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế.